Tìm Kiếm

25 tháng 9, 2015

Đừng coi thường việc mắc nghẹn

Cảm giác mắc nghẹn, khó nuốt khi ăn uống vội vã nếu hiện tượng này xuất hiện thường xuyên, bạn cần kiểm tra bởi có nhiều nguyên nhân.

Dung coi thuong viec mac nghen

Trào ngược dạ dày thực quản làm nuốt khó 
Khởi đầu là ợ. Đó có thể là chuyện bình thường vì ai cũng từng ợ sau khi ăn, nhưng khi có ợ chua kèm nóng rát là đã có bất thường. Đặc biệt, khi nằm nghỉ, người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản dễ bị ợ hơn.

Mỗi lần ợ, các chất dịch trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Các chất này có thành phần axít để tiêu hóa thức ăn nên sẽ “bào mòn” niêm mạc thực quản.
Khi xảy ra hiện tượng trên, tuy nước bọt tiết nhiều để ngăn cản không cho axít làm tổn thương thực quản; nhưng cũng chỉ có công dụng xoa dịu triệu chứng chứ không trị được bệnh.
Bệnh sẽ nặng hơn với các triệu chứng khó nuốt, buồn nôn, đau tức ngực, đắng miệng, khàn giọng... Bệnh tiến triển nặng khi ợ có kèm nôn ói và đau.
Axít, men tiêu hóa mỗi lần trào dâng còn kích thích thần kinh vùng thực quản gây ra các cơn đau tức ngực, lưng, tay; đồng thời chúng còn có khả năng gây viêm thực quản và viêm họng làm cho người bệnh ho, giọng nói khàn đặc.
Lượng axít không làm đúng nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn còn làm thực quản bị thương mà khi lành, để lại sẹo cũng có thể làm hẹp thực quản.

Thái hóa đốt sống cổ gay nghẹn
Ít ai ngờ thoái hóa đốt sống cổ gây nuốt khó. Đối tượng dễ mắc bệnh này là người làm việc văn phòng, người ở tuổi trung niên khi cơ thể đang đi vào con đường lão hóa.
Thường những ai bị thoái hóa đốt sống cổ cảm nhận ngay những cơn đau vai gáy, tê tay, khớp cổ cứng nên quay đầu hoặc ngước lên, cúi xuống quá mức cũng thấy đau.
 Chụp hình vùng bị đau sẽ thấy có gai xương vài ly, gai này gây vướng nên đau. Những người bệnh nặng còn cảm thấy khó nuốt, nghẹn khi nuốt, dễ choáng váng…
Có nhiều cách điều trị:
- Dùng thuốc giảm đau kháng viêm. Tuy nhiên, các loại thuốc này có tác dụng phụ, chưa kể không chữa tận gốc vì thuốc không có khả năng “mài gai” hoặc “kê” lại đĩa đệm bị trượt.
- Tập vật lý trị liệu tại các phòng tập có các thiết bị kéo cổ, máy siêu âm dẫn thuốc dãn cơ, kháng viêm, giảm đau. Sau khi tập rất sảng khoái vì cổ được thư giãn, nhưng nếu không thay đổi thói quen sinh hoạt, bệnh sẽ quay lại.
- Châm cứu cũng giúp đả thông kinh mạch, máu huyết lưu thông nhưng chỉ được một thời gian, vì gai xương đè lên dây thần kinh hay đĩa đệm sẽ không rời vị trí. - Phẫu thuật. BS Lê Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng khoa học hệ thống BV Sài Gòn - ITO, cố vấn ban giám đốc BV Đại học Y Dược TP.HCM cho biết:
“Điều trị nuốt nghẹn có nguyên nhân do chèn ép thần kinh bằng phẫu thuật đặt đĩa đệm nhân tạo có tỷ lệ thành công cao. Tùy theo thoái hóa một hay nhiều đốt mà thời gian phẫu thuật từ hơn một đến vài tiếng”.
Bệnh gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến vận động khi tuổi ngày càng cao. Vì vậy, cách tốt nhất là phòng bệnh: tập bài tập dành cho cột sống cổ, dùng nhiều rau quả tươi, uống sữa và các chế phẩm làm từ sữa.

Có khối phình gây ách tắc "giao thông" 
Khối u tại thực quản, ở phổi… ngày càng lớn làm ách tắc đường “giao thông” ăn uống. Khối u thực quản thường gặp ở người cao tuổi. Ở người trẻ tuổi, nuốt không thông thường do hạch phình to, phình mạch, tuyến giáp to, tim to... gây chèn ép thực quản.
Khi có khối phình choán chỗ, người bệnh sẽ thấy nghẹn với thức ăn đặc và cả với chất lỏng. Theo BS Lê Thiện Anh Tuấn, Hội Y học TP.HCM, nuốt nghẹn và đau có thể là biểu hiện ban đầu của ung thư thực quản.

Do đó, khi ăn uống bình thường, nếu với cả thức ăn lỏng mà bạn vẫn cảm thấy nuốt nghẹn, đau thì cần đi khám ngay. Bạn sẽ được nội soi thực quản nếu nghi ngờ có khối u, hoặc chụp tim phổi, chụp cắt lớp, soi phế quản... để tìm nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.
(st)