1/
Entrance: Let Heaven Rejoice (EM # 99)
2/
Responsorial: Now Is The Time (EM #
101)
3/
Offertory: Our Blessing Cup (EM # 151)
4/
Communion: Taste And See (EM #152)
5/ Recessional: Prayer Of ST.Francis (EM # 259)
Ngày 3/10/2013 vừa qua, báo The Times Higher Education ở Anh công bố bảng xếp hạng đại học World University Rankings 2013-2014. Đây là một phân hạng dựa vào 13 tiêu chỉ để tính điểm cho mỗi đại học trong tổng số hơn 20.000 đại học trên khắp thế giới. Các tiêu chỉ bao gồm việc giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao kiến thức và tầm nhìn quốc tế. Bảng xếp hạng 400 đại học hàng đầu thế giới được công bố ở:http://www.timeshighereducation.co.uk/ world-university-rankings/ 2013-14/world-ranking Để dễ so sánh, dựa vào danh sách của 400 đại học hàng đầu thế giới, tác giả xin trình bày và phân tích như sau:10 Đại học hàng đầu Thế Giới 2013-2014:Chỉ có 2 quốc gia có đại học nằm trong 10 đại học hàng đầu (top 10), đó là Hoa Kỳ và Anh quốc. Hoa Kỳ chiếm 7 đại học, với đại học số 1 thế giới là California Institute of Technology, và Anh quốc chiếm 3 đại học mà đại học hàng đầu University of Oxford xếp đồng hạng 2 thế giới cùng với Đại học Harvard.Bảng 1. Danh sách 10 đại học hàng đầu thế giới 2013-2014400 ĐẠI HỌC HÀNG ĐẦU THÊ GIỚI 2013-2014:Phân loại theo quốc gia.Bảng 2. 10 quốc gia có số đại học dẫn đầu thế giới 2013-2014Bảng 2 cho biết Hoa Kỳ có số đại học nhiều nhất (109), chiếm 27% trong số 400 đại học hàng đầu thế giới, chiếm về số lượng cũng như phẩm chất cao. Anh quốc là quốc gia thứ hai có số đại học nhiều (49) và phẩm chất cao (hạng 2). Đức quốc là nước đứng hạng 3 về số lượng (26), nhưng phẩm chất không cao lắm (vị thứ cao nhất là 55). Tuy Ý có nhiều đại học (15) nhưng phẩm chất kém (có vị thứ sau 200). Gia Nã Đại và Nhật có đại học phẩm chất tốt (hạng 20, 23).Phân loại theo từng châu lục:Âu châuÂu Châu chiếm 184 đại học trong số 400 đại học hàng đầu thế giới (46%). Anh quốc có nhiều đại học nhất (49), kế là Đức (26). Ba đại học đứng đầu Âu châu là 3 đại học của Anh gồm Oxford (hạng 2 thế giới), Cambridge (hạng 7) và Imperial College London (hạng 10). Các nước thuộc Tây Âu và Bắc Âu chiếm nhiều đại học nhất. Ý Đại Lợi tuy đứng hạng 3 về số lượng đại học (15), nhưng đại học đứng đầu của Ý ở vị thứ thấp (sau 200). Nga Xô chỉ có 1 đại học duy nhất là Lomonosov Moscow State University (hạng 226-250). Khối cựu Cộng Sản Đông Âu chỉ có 3 đại học thuộc 3 nước Tiệp Khắc (1), Ba Lan (1) và Estonia (1).Bảng 3. Danh sách các quốc gia của Âu Châu có trong 400 đại học hàng đầuMỹ ChâuBốn quốc gia Mỹ Châu chiếm tổng cộng 131 trong số 400 đại học hàng đầu (33%). Đứng đầu là Hoa Kỳ với 109 đại học.Bảng 4. Danh sách các quốc gia của Mỹ Châu có trong 400 đại học hàng đầuÁ ChâuCó 12 quốc gia, chiếm 64 đại học trong số 400 đại học hàng đầu. Nhật Bản và Trung quốc có nhiều đại học nhất (11), nhưng đứng đầu Á châu là University of Tokyo của Nhật (hạng 23). Lãnh thổ tự trị Hong Kong nhỏ bé có tới 6 đại học, có vị thứ cao hơn Trung quốc. Quốc gia nhỏ bé Tân Gia Ba có 2 đại học, có vị thứ cao (hạng 26). Trong các nước Đông Nam Á, chỉ có 2 quốc gia là Singapore (2 đại học), và Thái Lan (1 đại học) nằm trong danh sách 400 đại học hàng đầu thế giới.Bảng 5. Danh sách các quốc gia Á Châu có trong 400 đại học hàng đầuĐại Dương Châu (Oceania)Chỉ có 2 quốc gia nằm trong danh sách 400 đại học hàng đầu thế giới.Bảng 6. Danh sách các quốc gia của Đại Dương Châu có trong 400 đại học hàng đầuPhi Châu: Một quốc gia độc nhất là Nam Phi, với 3 đại học đều thuộc Nam Phi,University of Cape Town hàng đầu của Nam Phi có vị thứ 126 thế giới.PHÂN LOẠI THEO CHUYÊN NGÀNHSau đây là danh sách 10 Đại học chuyên ngành hàng đầu thế giới 2013-2014Bảng 7. Danh sách 10 đại học hàng đầu về:Engineering & Technology (Khoa cơ khí và kỹ thuật):Bảng 8. Danh sách 10 đại học hàng đầu về: Life Sciences (Khoa Sinh học và áp dụng)Bảng 9. Danh sách 10 đại học hàng đầu về: Clinical, Pre-clinical and Health (Y khoa và Sức khỏe)Bảng 10. Danh sách 10 đại học hàng đầu về: Physical Sciences (Khoa học Vật Lý)Bảng 11. Danh sách 10 đại học hàng đầu về: Social Sciences (Khoa học xã hội)Bảng 12. Danh sách 10 đại học hàng đầu về: Arts & Humanities (Nghệ thuật & nhân văn)Tóm lại, chỉ có hai quốc gia là Hoa Kỳ và Anh Quốc có các đại học hàng đầu thế giới trong mọi lãnh vực chuyên môn.CUỘC TRANH ĐUA THẦM LẶNG Để uy tín đại học gia tăng, mỗi đại học cũng như mỗi quốc gia đều có chánh sách nâng cao vị trí đại học của mình trên tầm quốc tế, và đây là một cuộc tranh đua thầm lặng giữa các đại học và giữa các quốc gia. Mỗi cá nhân trong cộng đồng mỗi đại học cũng tự đặt mình trong cuộc đua. Chánh phủ cố gắng tài trợ tài chánh dồi dào vào đại học ưu tú của mình. Mỗi đại học cũng tìm thêm nguồn tài trợ nghiên cứu ở khu vực kỹ nghệ, khu vực nghiên cứu quốc gia hay quốc tế, biếu tặng tài chánh của tư nhân, nguồn học phí nhất là từ sinh viên ngoại quốc, v.v. Mỗi đại học cũng có chính sách tuyển chọn và ưu đải nhân viên nghiên cứu và giảng dạy có tài năng, chọn ngành chuyên môn sở trường để phát triển mạnh, v.v. Thi đua giữa các đại học càng ngày càng gay gắt, tuy rất âm thầm.Bảng 13. Tranh dành vị thứ giữa các đại họcTheo Bảng 13, California Institute of Technology tiếp tục giữ hạng 1, Oxford cố gắng gia tăng từ hạng 6 lên hạng 2, trong lúc Cambridge đứng yên (7), còn Đại học Yale mất vị trí của Top 10, và thay thế bởi University of Chicago.Bảng 14. Biến đổi số lượng đại học trong 3 niên học vừa qua của 10 Quốc gia hang đầu.Theo bảng 14, Hoa Kỳ, Anh quốc, Úc, và Nhật giảm liên tục số đại học, trong lúc Đức và Pháp gia tăng.Mỗi quốc gia đều có chính sách riêng trong cuộc chạy đua thầm lặng này. Nước nào cũng mong nước mình có vị trí cao hơn, có nhiều đại học nằm trong danh sách hàng đầu. Chẳng hạn Anh quốc cố gắng thi đua dành vị thứ hạng 1 của thế giới cho đại học Oxford, thì Ý tập trung vào số lượng. Trung quốc dủng thể thao và giáo dục để quảng cáo thể chế chính trị. Tuy Trung quốc dễ dàng thành công ở lãnh vực thể thao, nhưng trong lãnh vực thi đua đại học coi mòi khó khăn. Đại học Peking số một của Trung quốc được đầu tư rất nhiều, nhưng từ hạng 37 niên học 2010-2011, bị tụt hạng xuống 49 (2011-2012), rồi cố tăng lên 46 (2012-2013), và 45 (2013-2014).Có quốc gia nào có khã năng đánh bại Hoa Kỳ trong lãnh vực thi đua đại học? Chỉ có Đại Học Oxford, đang ở vị trí số 2, may ra có cơ hội để lên hạng 1. Ngoài nước Anh ra, không còn nước nào khác, vì còn cách quá xa, như đại học ETH Zurich của Thụy Sĩ ở hạng 14, hay Đại Học Toronto của Gia Nã Đại ở hạng 20. Chỉ cần tăng lên 1 hay 2 bậc thì đã vô vàng khó khăn huống hồ tăng lên 15 hay 20 bậc.Cuộc đua tiếp tục, nhờ vậy khoa học đã tiến bộ rất nhanh. Ước tính là số lượng phát minh mới trong vài năm qua bằng số lượng phát minh của cả 100 năm trong thế kỹ trước.Theo Trần-Đăng Hồng, PhDPHỤ LỤCDanh sách 400 đại học hàng đầu thế giới 2013-2014