Tìm Kiếm

30 tháng 4, 2014

Third Sunday of Easter - Year A (May 4, 2014)


A.    Introduction 

a)     To the Holy Mass
Dear Sisters and Brothers in Christ,
Good morning!
Welcome to Saint Dominic’s Parish Church for the celebration of the Third Sunday of Easter, Year A.
Christ, the Risen Lord, does not abandon His friends in confusion and at loss because of His suffering and death on the cross.  After He rose from the dead, He appeared to the believers in Him, strengthened their faith in Him through His teaching on salvation and in particular through the breaking of bread.
We pray for the blessing of encounter with the Lord Who lives now deep in all aspects of our life and in our hearts.  Only when we meet Him personally can we become witnesses of His glorious victory over the Evil One.
Please all stand for the entrance hymn. 

b)    To the Readings

-          First Reading: Acts 2:14.22-33
The Resurrection of Christ was the main topic of the apostolic preaching in the early times of Christianity.  For the audience of Jewish majority Saint Peter showed convincing evidence from Sacred Scripture that Christ was raised from the dead in accordance with what had been written.

-          Second Reading: 1 Pt 1:17-21
Our new life in Christ was paid with so high a price: the Blood of the Son of God.  We owe, therefore, a sea of gratitude to Christ Who died so that we might live through the mercy of God Who forgave our sins because of Christ.   

B.    Hymns for Holy Mass
a)     Entrance: Jesus Christ Is Risen Today (#90)    
b)    Responsorial Psalm: Fly Like A Bird (#118) 
c)     Offertory: Now Is The Time (#99)
d)    Communion: Where There Is Love (#116)
e)     Recessional: Regina Caeli (#89)

29 tháng 4, 2014

An toàn khi đi tắm biển

Bài này copy từ bài dịch của BS Linh và BS Vũ (BVCR)...  Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong những dịp đi biển

Khi đi biển có những mối hiểm họa gây chết người. Điều quan trọng đầu tiên là chúng ta nên tắm biền ở những bãi tắm có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và tắm trong những khu vực được báo hiệu an toàn. Ngoài ra, trước khi cho con mình xuống biển, chúng ta cẩn quan sát bãi biển để tìm dòng chảy xa bờ (rip current) cũng như ước lượng độ dốc và độ sâu của bãi biển.

Dòng chảy xa bờ

Dòng chảy xa bờ là danh từ tôi tạm dịch từ “rip” hay “rip current”. Đây là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Chúng ta biết là sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ, nhưng khi nước biển được liên tục đưa vào bờ thì chúng tập hợp lại thành một dòng đi ngược ra biển. Dòng nước biển đi từ bờ ra biển này được gọi là rip (hay rip current). (Ghi chú: tôi rất cám ơn nếu có anh chị nào cho biết danh từ chính xác hơn để dịch từ rip current)



Hình ảnh trên cho chúng ta thấy một dòng chảy xa bờ. Trong thí nghiệm này, người ta rắc chất màu sát bờ biển. Người ta quan sát thấy chất màu bị kéo ra xa bờ, chứng tỏ nơi đó dòng nước đi ngược từ bờ ra biển. Chúng ta cũng thấy nơi dòng nước đi từ bờ ra biển là vùng nước lặng, hầu như không có sóng.
Dòng nước ngược này có thể ổn định không thay đổi trong suốt cả tháng hoặc cả năm, tuy nhiên chúng cũng có thể liên tục thay đổi mỗi vài giờ. Ở một số bãi biển, dòng nước ngược này không đi hướng ta biển mà chạy dọc theo bờ biển.

Vì sao chúng ta phải nhận ra dòng chảy xa bờ trước khi xuống biển? Vì chúng rất nguy hiểm.

Tại sao dòng chảy xa bờ nguy hiểm?

Dòng chảy xa bờ là được xem là một trong những nguy hiểm hàng đầu trên bờ biển. Nó cũng là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp cứu nạn và chết đuối khi tắm biển. Dòng chảy xa bờ được ví như một dòng sông nhỏ sẽ cuốn tất cả những gì rơi vào nó xa khỏi bờ và đưa thẳng ra biển. Vận tốc trung bình dòng chảy có thể thay đổi từ 0,5 m/giây đến 1m/giây, khi đó không ai có khả năng bơi ngược nó để vào bờ. Có khi do những thay đổi đột ngột của sóng biển, vận tốc dòng chảy xa bờ có thể lên đến 2,5 m/giây, nhanh hơn cả vận tốc bơi của một vận động viên bơi lội Olympic! Dòng chảy xa bờ thường hẹp, có chiều ngang khoảng từ 1-3 mét. Tuy nhiên, có khi dòng chảy xa bờ rộng đến cả chục mét.

Dòng chảy xa bờ có thể cực kỳ nguy hiểm vì nó kéo người biết bơi ra xa bờ làm cho người biết bơi kiệt sức hoảng loạn rồi chết đuối do kiệt sức khi cố bơi ngược dòng chảy xa bờ.

Đối với người không biết bơi, dòng chảy xa bờ có thể kéo người đó ra chỗ sâu hơn dù người đó đang đứng ở mực nước ngang hông. Khi đó người không biết bơi sẽ hoảng loạn và có thể chết đuối.
Mặt nước nơi có dòng chảy xa bờ thường lặng, ít sóng nên thường làm cho người ta hiểu lầm đó là nơi an toàn. Người ta sẽ di chuyển sang tắm nơi đó thay vì tắm nơi có biển báo an toàn. Khi người tắm biển bơi vào dòng chảy xa bờ đó, ngay lập tức họ sẽ có thể bị cuốn trôi ra biển.

Do đó, khi tắm biển, chúng ta cần nhớ rằng vùng nước lặng không có nghĩa là vùng nước an toàn.


Trong hình trên đây, nơi có sóng bạc đầu là nơi dòng nước đi từ biển vào gần bờ. Nếu chúng ta tắm biển nơi có sóng bạc đầu (breaking waves) thì chúng ta sẽ được sóng đánh đưa vào bờ. Tuy nhiên nếu chúng ta di chuyển vào tắm chỗ lặng sóng (giữa hai mũi tên) là chúng ta rơi vào dòng chảy xa bờ. Dòng sông nhỏ này sẽ lập tức kéo phăng chúng ta ra xa khỏi bờ và đưa thẳng chúng ta ra biển. Như vậy, vùng có sóng không phải là vùng nguy hiểm mà vùng lặng sóng mới chính là vùng nguy hiểm.

Một ví dụ khác như hình trên đây. Vùng không có sóng bạc đầu chính là dòng chảy xa bờ. Vùng này rất nguy hiểm dù chúng lặng sóng. Khi chúng ta đi vào vùng này, chúng ta có thể bị bị dòng chảy xa bờ cuốn trôi ra biển.

Làm thế nào để nhận ra dòng chảy xa bờ?

Trước khi xuống biển, bạn nên dành khoảng 5-10 phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ trên bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.

Bạn có thể nhận ra dòng chảy xa bờ nhờ những đặc điểm sau đây:

• Dòng chảy xa bờ có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn.

• Dòng chảy xa bờ có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn

• Đôi khi chúng ta có thể thấy các mảnh vỡ hay bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển

Cách thoát ra khỏi dòng chảy xa bờ

Các khảo sát cho thấy dòng chảy xa bờ không kéo người ta xuống nước. Dòng chảy xa bờ chỉ kéo người bơi ra xa bờ và thường sẽ đưa người bơi vào vùng có sóng bạc đầu (breaking waves) và sóng sẽ đưa người đó lại vào bờ. Tuy nhiên người ta thường chết đuối khi rơi vào dòng chảy xa bờ vì bản năng tự nhiên khiến người biết bơi bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ khiến người đó mau chóng kiệt sức rồi chết đuối. Bên cạnh đó, sự hoảng loạn khiến người bơi không còn khả năng phán đoán chính xác.

Dòng chảy xa bờ có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào, không phải chỉ khi có sóng lớn. Khi sóng to thì vận tốc dòng chảy xa bờ cũng nhanh hơn gây nguy hiểm hơn cho người bơi. Tuy nhiên, khi đó thường ít có người xuống biển tắm vì e ngại sóng to. Vào những ngày sóng không lớn, trái lại, người ta thường chết đuối nhiều hơn vì có nhiều người xuống biển tắm. Khi thấy sóng không quá to người ta thường chủ quan và không quan tâm đến dòng chảy xa bờ.

Điều quan trọng khi bị rơi vào dòng chảy ra bờ là tuyệt đối không được cố bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ.



Lời khuyên của chuyên gia khi chúng ta bị rơi vào dòng chảy xa bờ:

• Bình tĩnh. Không hoảng loạn

• Không cố bơi ngược dòng chảy xa bờ

• Đối với người bơi giỏi: nếu bạn tự tin, hãy bơi song song với bờ biển, thường sẽ hướng đến chỗ vùng có sóng bạc đầu và nhờ sóng đưa bạn trở lại vào bờ

• Đối với người bơi yếu: bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.

• Nếu dòng chảy xa bờ yếu đi, cố gắng bơi song song với bờ biển để đến chỗ có sóng bạc đầu nhờ sóng đưa bạn vào bờ.

• Một lần nữa, bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.

Để giảm nguy cơ rơi vào dòng chảy xa bờ, bạn cần phải có những hiểu biết về chúng, biết cách nhận dạng và không nên bơi trong hoặc gần dòng chảy xa bờ.

Bạn nên tắm biển ở những bờ biển có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và bơi ở vùng an toàn (ở Úc là vùng giữa cờ đỏ và cờ vàng). Bạn cần quan sát các chỉ báo an toàn và nếu cần thì nên trao đổi với nhân viên cứu hộ để biết đặc điểm bờ biển mà bạn sắp xuống tắm

Ngoài ra bạn cũng cần biết bơi và không nên bơi một mình. Nếu bạn không chắc thì không nên xuống biển tắm.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 720x546.

Lời kết:

Trước khi tắm biển, chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm và độ an toàn của bãi biển mà chúng ta sắp xuống tắm. Chúng ta cần dành vài phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ và không nên bơi gần những vùng đó. Khi chẳng may rơi vào dòng chảy xa bờ, chúng ta cần bình tĩnh tìm cách thoát ra khỏi dòng chảy đó bằng cách bơi song song với bờ biển hoặc bơi vuông góc với dòng chảy xa bờ để vào vùng có sóng bạc đầu để nhờ sóng đưa chúng ta vào bờ. Tuyệt đối không nên bơi ngược dòng chảy xa bờ và luôn nhớ là vùng bờ biển lặng sóng không có nghĩa là nơi đó an toàn.

Chúng ta hãy cùng nhau phổ biến kiến thức về dòng chảy xa bờ này đến mọi người để cùng nhau tắm biển một cách an toàn.

Trắc nghiệm:

Các bạn hãy chỉ ra dòng chảy xa bờ thấy được trên hình sau đây



28 tháng 4, 2014

Song of the Week: Third Sunday of Easter - Year A (May 4, 2014)

a)     Entrance: Jesus Christ Is Risen Today (#90)    

b)    Responsorial Psalm: Fly Like A Bird (#118) 

c)     Offertory: Now Is The Time (#99)

d)    Communion: Where There Is Love (#116)

e)     Recessional: Regina Caeli (#89)

Lễ Công Bố Hiển Thánh Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolô II

ĐTC Phanxicô đã long trọng tôn phong hai vị tiền nhiệm Gioan 23 và Gioan Phaolô 2 lên bậc hiển thánh, trước sự tham dự rất đông đảo của các Hồng Y, Giám Mục, LM và giáo dân đến từ các nước. Chúa nhật 27-4-2014 thực là một ngày đặc biệt trong lịch sử Giáo Hội. Giới báo chí gọi là ”Chúa nhật 4 Giáo Hoàng”: lần đầu tiên hai vị Giáo Hoàng cùng được tôn phong hiển thánh trong một buổi lễ và lần đầu tiên hai vị Giáo Hoàng: một vị đương kim và một vị cựu, cùng hiện diện trong buổi lễ, Đức Phanxicô và Đức Biển Đức 16.
Buổi lễ diễn ra tại Quảng trường Thánh Phêrô được sự hiện diện của hàng trăm ngàn tín hữu hiện diện tại khu vực Đền Thờ và vùng phụ cận, không kể hàng chục ngàn người khác tham dự thánh lễ qua các màn hình khổng lồ được bố trí tại một số nơi ở Roma, cũng như tại Quảng trường trước Nhà Thờ chính tòa Milano, cách Roma khoảng 500 cây số. Theo đô trưởng Roma, Ông Ignazio Marino, hàng tỷ khán thính giả trên thế giới cũng theo dõi buổi lễ đặc biệt này qua truyền hình và các phương tiện truyền thông khác.
Trên thềm Đền thờ, bên trái lễ đài từ dưới nhìn lên, được dành cho 150 Hồng Y và 700 Giám Mục, còn bên phải được dành cho các vị Quốc trưởng, thủ tướng, các quan chức và đại sứ thuộc 120 phái đoàn chính thức của các nước và nhiều cơ quan quốc tế, các đại diện tôn giáo, Chính Thống, Anh giáo, và cả Hồi giáo.
Hàng ngàn tín hữu đã qua đêm tại khu vực cạnh Quảng trường Thánh Phêrô, để lúc gần 6 giờ sáng, vừa khi được phép, họ tiến ngay vào khu vực dự lễ. Bầu trời Roma mây dầy, nhưng phần lớn thời gian không có mưa, nên tránh được nhiều vụ cảm nắng.
Thánh Lễ
Lúc quá 9 giờ 30, Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 tiến vào địa điểm hành lễ, giữa tiếng vỗ tay chào mừng của mọi người. Ngài ngồi ở ghế đầu dành cho các Hồng Y, phía sau đã có 700 GM trong phẩm phục đồng tế ngồi sẵn.


Các tín hữu cũng cảm động vỗ tay như vậy khi tổng thống Italia, ông Giorgio Napolitano, và phu nhân đến chào ngài, khi đến khu vực dành cho các vị nguyên thủ quốc gia.
10 giờ kém 5 phút, trong khi ca đoàn và mọi người hát kinh cầu các thánh, đoàn 150 Hồng Y đồng tế bắt đầu tiến từ bên trong đền thờ Thánh Phêrô tiến ra lễ đài, đi trước là các vị Thượng Phụ và TGM trưởng của các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương. Đi sau cùng là ĐTC Phanxicô. Ngài xông hương bàn thờ xong và tiến lại chào vị tiền nhiệm Biển Đức 16 của ngài, trước khi tiến đến bái kính tượng Đức Mẹ và đến ngai tòa.
Nghi thức phong hiển thánh bắt đầu với 3 lần ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, nhân danh toàn thể Giáo Hội xin ĐTC ghi tên hai chân phước Gioan 23 và Gioan Phaolô 2 vào Sổ Bộ các thánh. Sau lời thỉnh cầu thứ I, ĐTC mời gọi toàn thể các tín hữu cầu xin Thiên Chúa toàn năng nhờ Đức Giêsu Kitô, Đức Trinh Nữ Maria và các thánh, nâng đỡ chúng ta bằng ơn thánh điều mà chúng ta sắp thực hiện. Sau lời thỉnh cầu thứ hai, ĐTC mời gọi cộng đoàn hát kinh Cầu Xin Chúa Thánh Linh. Sau lời xin thứ 3 của ĐHY Tổng trưởng Bộ Phong thánh, ĐTC đã tuyên đọc công thức phong thánh:
”Để tôn vinh Chúa Ba Ngôi cực thánh, để tuyên dương đức tin Công Giáo và tăng tiến đời sống Kitô, với quyền bính của Chúa Giêsu Kitô, của các thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và của Chúng Tôi, sau khi suy nghĩ chín chắn, nhiều lần khẩn cầu ơn phù trợ của Chúa và lắng nghe ý kiến của nhiều anh em chúng tôi trong hàng Giám Mục, chúng tôi tuyên bố và xác định Chân Phước Gioan 23 và Gioan Phaolô 2 là Hiển Thánh, và chúng tôi ghi tên các ngài vào sổ bộ các Thánh và qui định rằng trong toàn thể Giáo Hội, các Ngài được được tôn kính với lòng sùng mộ nơi Các Thánh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
ĐTC vừa dứt lời, cộng đoàn vỗ tay nồng nhiệt và ca đoàn cùng cộng đoàn ca bài Jubilate Deo (Hãy tung hô Chúa, hãy hát mừng Chúa), trong khi đó, thánh tích của hai vị tân hiển thánh được rước lên cho ĐTC hôn kính trước khi đặt trên một giá nhỏ phía trước bàn thờ. Thánh tích của Đức Gioan 23 là một mảnh da của Người, và của Đức Gioan Phaolô 2 là một ống nhỏ đựng máu của thánh nhân.
Trong bài giảng sau bài đọc Tin Mừng bằng tiếng la tinh và hy lạp, ĐTC đã diễn giải bài Tin Mừng về việc Thánh Tôma tông đồ được Chúa Giêsu Phục Sinh mời gọi động chạm đến những vế thương để tin và đừng cứng lòng nữa. ĐTC nói đến lòng can đảm của hai vị thánh Giáo Hoàng không hổ thẹn về những vết thương của Chúa, ngoan ngoãn tuân theo Chúa Thánh Linh trong việc hướng dẫn Dân Chúa, và ĐTC đặc biệt cầu xin Đức Gioan Phaolô 2, vị Giáo Hoàng của gia đình, hướng dẫn hành trình của Thượng Hội đồng GM về gia đình.
Thánh lễ kéo dài 2 giờ 10 phút và kết thúc lúc 12 giờ 10. ĐTC đặc biệt chào thăm Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 trước khi chào các vị trưởng phái đoàn của các nước.


PopeFrancis-27Apr2014-14.jpg

PopeFrancis-27Apr2014-06.jpg
PopeFrancis-27Apr2014-08.jpg
PopeFrancis-27Apr2014-16.jpg
PopeFrancis-27Apr2014-21.jpg
PopeFrancis-27Apr2014-29.jpg
PopeFrancis-27Apr2014-15.jpg
PopeFrancis-27Apr2014-18.jpg
PopeFrancis-27Apr2014-26.jpg
PopeFrancis-27Apr2014-23.jpg
PopeFrancis-27Apr2014-22.jpg
PopeFrancis-27Apr2014-28.jpg
PopeFrancis-27Apr2014-30.jpg
PopeFrancis-27Apr2014-31.jpg
PopeFrancis-27Apr2014-37.jpg
PopeFrancis-27Apr2014-36.jpg
PopeFrancis-27Apr2014-19.jpg
PopeFrancis-27Apr2014-20.jpg
(st)

Chia nhóm...

Dưới đây là một số thông tin cần nắm trước khi Vũng Tàu thẳng tiến nha các bạn...

Nhom 1:
1.       Bui Phuong Anh – Nhom truong – DT: 090 574 7787
2.       Nguyen Thi Bau
3.       La Quang Binh
4.       Ho Trung Doan
5.       Lam Dang Han
6.       Lam Thai Hang
7.       Lam Thai Hien
8.       Ban cua Hien
9.       Nguyen Vu Mai Quynh
10.   Quoc Tu
11.   Nguyen Thi Bach Hue

Nhom 2:
1.       Nguyen Tran Thao Linh – Nhom truong – 0908334141
2.       Trinh Thi Kim Chi
3.       Nguyen Thi Thu Cuc
4.       Nguyen Minh Tri
5.       Allan Myles
6.       Hoang Linh Phuong
7.       Nghiem To Quyen
8.       Tran Van Giap
9.       Nguyen Thi Bich Uyen
10.   La Thi Hong Yen
11.   Hoang Duy

Nhom 3:
1.       Nguyen Van Cuong – Nhom truong – 090 840 2269
2.       Ban A Cuong
3.       Do Tien Sinh
4.       Ban Sinh
5.       Kieu Thi Mong Huyen
6.       Tran Thi Lien
7.       Con chi Lien
8.       Phung Ngoc Bao Linh
9.       Nguyen Thi Thu Thuy
10.   Ban Thuy
11.   Ban Thuy

Nhom 4:
1.       Vo Duy Trung – Nhom truong – 019 393 5725
2.       Pham Ngoc Luy To
3.       Le Van Giau
4.       Ban Giau
5.       Ban Giau
6.       Dao Thi Thuong Huyen
7.       Hoang Thi Khanh
8.       Le Ba Thanh
9.       Nguyen Thi Tuyet Mai
10.   Doan Quang Vinh Son
11.   Doan Thanh Truc

THÔNG TIN BAN TỔ CHỨC:
1.       Doan truong: La Quang Binh
2.       Doan pho: Nguyen Tran Thao Linh
3.       Ban hau can: Co Khanh, Co Chi, Co Bau, Chi Yen, Chi Lien, Bich Uyen, Linh Phuong, Thanh Truc
4.       Phu trach y te: Pham Ngoc Luy To
5.       Quan tro: Bui Phuong Anh – Kieu Thi Mong Huyen – Le Ba Thanh
6.       Thu Quy: Nguyen Thi Thu Cuc
7.       Huong dan vien: Vo Duy Trung, Do Tien Sinh, Nguyen Van Cuong, Le Van Giau, Doan Quang Vinh Son

* MỘT SỐ LƯU Ý
1.     An toàn khi tắm biển:
-       Chơi ở xung quanh bãi tắm Viên Ngọc Xanh. Không được đi và bơi quá xa khu vực tắm biển.
-       Khi đi đâu phải báo cho Cha hay nhóm trưởng biết
-     Mang dép hoặc sanđan cho thoải mái. Kính bơi, kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và mũ rộng vành nếu cần.
-       Tắm chỗ đông người để quan sát, giúp đỡ nhau khi gặp nguy hiểm.
-     Không nên bơi quá xa bờ hoặc đến những điểm quá sâu. Cách dễ dàng nhất là luôn để ý đến cờ báo giới hạn bơi mà hầu hết các vùng biển nào cũng có hoặc chú ý đến những người xung quanh. Phải luôn cảnh giác trước việc sụt cát và những con sóng có thể đưa ra xa bờ.
-       Đừng mang theo đồng hồ, đồ trang sức nhất là dây chuyền, đề phòng sóng làm tuột mất.
-       Quan sát nhau khi tắm biển.

2.     Tuân thủ giờ giấc và hiệu lệnh của người tổ chức.

3.     Ăn uống tại Quý Dòng. Sau 10h tối cần nhỏ tiếng.

Daily Readings – Audio (April 28 - May 4, 2014)

Listen to Readings
By clicking on the date in the Audio Readings Files list below, an mp3 file will start playing:
(usccb.org)

26 tháng 4, 2014

Homily for the Second of Easter - Year A (April 27, 2014)

My dear bothers and sisters,
Today is the 2nd Sunday of Easter, the Divine Mercy Sunday, and also the day Pope Francis canonizes two pillars of the Catholic Church: the blessed Pope John XXIII and blessed Pope John Paul II. These are two new saints of our age. 
We are gathering together here in the day of God to celebrate the Divine Mercy. Truly, Jesus rose from the dead on the first day of the week, Sunday, and appeared on the same day to Mary Magdalene and the other women, to the two disciples on the road to Emmaus, and to the gathering of the apostles. He did not appear to them again until "a week after" (John 20:26), that is, the following Sunday. Let us remember that, each Sunday of the year reminds us of that first and unique Sunday when the Lord rose from the dead. Today, more than any other Sunday, the Church invites us to remember this day, blessed among all days, the day that saw Jesus of Nazareth rise to eternal life, Jesus the God-man who redeemed us from damnation with his bloody sacrifice offered once and for all on the Cross of Calvary.

Today, eight days after Easter, the Octave of Easter, we continue to celebrate the victory of Christ over death, over eternal death! God came to save what was lost: through his great love, through his immense mercy, the Lord Jesus wanted to carry out the Will of his Father and to open up to us, through his death and resurrection, the way to Heaven.
Today, when we are celebrating Divine Mercy and are joyfully proclaiming - “we will sing of the mercies of the Lord...”, let us remember that the message behind the Upper Room appearance is that Jesus wants the disciples to know that his Church is founded on forgiveness and has a mission to bring about peace through forgiveness. This is why he did not only forgive them but also commissioned them to continue his mission of salvation and forgiveness of sin.
In the Mercy Sunday, apostle Thomas is the sign of this divine mercy. In today's gospel we read about the appearance of the risen Lord in the assembly of the apostles on the day of resurrection and a second appearance a week later. The second appearance focuses on apostle Thomas who was not present with the rest of the apostles when Jesus appeared among them. So the following Sunday Thomas is there fellowshipping with the rest of the community. Jesus appears as usual and Thomas experiences the desire of his heart and exclaims: "My Lord and my God”. Thomas saw the Lord and he needed to see him to believe in his resurrection. We still call him the doubter or “doubting Thomas” – a name given to him because of just one week in his life when he struggled with his faith – one week which has lasted for two thousand years! Truly, Thomas would want us to remember that he didn’t remain stuck in disbelief. He would like to grow and change in our minds, to become “believing Thomas” or “Thomas the convinced” and then he can encourage us to make that same journey and dare to believe that Jesus Christ is risen.
Thomas would want us to hear and respond to the message that he and the other apostles have to offer. The Resurrection is the very heart of that message. The Resurrection is the very message. Thomas offers us the message of one who would not believe until he could actually touch the wounds of Jesus. The message that somehow if we hang on Jesus will reveal himself to us in a way that will lead us to declare him our Lord and our God.
On a day like this, Divine Mercy Sunday, May Our Lord help us to recognize his mercy and encourage us to be merciful to one another, in our homes, families and communities. Besides encouraging us to be "masters of divine mercy", Christ invites us like Thomas to touch his wounds (John 20:19-31); wounds that  would heal Thomas’ wounds of disbelief and faithlessness; wounds that replaces lack of peace with Peace of Christ; wounds that replaces the spirit of darkness with God’s Spirit of Light. Amen.

Joseph Pham Quoc Van, O.P.

Second Sunday of Easter - Year A (April 27, 2014)


A.     Introduction
a)      To the Holy Mass
Dear Sisters and Brothers in Christ,

Good morning!

Welcome to Saint Dominic’s Parish Church for the celebration of Sunday Holy Mass. 

Today as we celebrate the Second Sunday of Easter, the message of the Gospel reporting the story of Saint Thomas tells us to personalize our faith in Christ’s Resurrection.  We need the Church community to teach us the basic catechism on God’s mysteries.  We need our parents and friends to explain to us how to put what we have learned about Christian Way of life into practice.  It is more important, however, to make what we believe our own conviction so as for each and one of us to profess, as we do in reciting the Creed, “I believe.”

Kindly all stand for the entrance hymn.     

b)     To the Readings
-          First Reading Acts 2:42-47

The Resurrection of the Lord has a tremendous impact on the lives of the believers in Him Who conquered the evil consequences of sin.  The first Christian community lived a life no longer for themselves but for the Lord in the breaking of bread, and others when they shared with one another all that they had.

-          Second Reading 1 Pt 1:3-9

Saint Peter stresses the truth that our faith needs being tested and purified through suffering and trials so as to become more shining in times of darkness and confusion.

B.      Hymns for Holy Mass
a) Entrance: This Day Was Made by The Lord (EM # 98)
b) Responsorial: Ye Sons and Daughters (EM # 93)
c) Offertory: Worthy is The Lamb (EM # 88)     
d) Communion: Where Love is Found (EM # 117)
e) Recessional: Jesus is Risen (EM # 92)

24 tháng 4, 2014

Thánh Lễ Công Bố Hiển Thánh...

Thánh Lễ Công Bố Hiển Thánh
Đức Thánh Cha Gio-an XXIII &  
Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II

Thánh Lễ do Đức Thánh Cha Phan-xi-cô cử hành lúc 10:00 sáng giờ Rô-ma (3:00 chiều giờ VN) Chủ Nhật 27/4/2014 tại quảng trường Thánh Phê-rô. Kênh Youtube này của Dòng Tên Việt Nam sẽ truyền hình, phiên dịch và bình luận trực tiếp bằng tiếng Việt.  

Chúng tôi sẽ bắt đầu phát lúc 14:30 giờ VN để giới thiệu về hai vị thánh giáo hoàng và những điều liên quan tới việc công bố hiển  thánh, cũng như một cảnh tổng quan về Rô-ma và thành phần tham dự Thánh Lễ này.

Địa chỉ truy cập:
https://www.youtube.com/watch?v=2qTuL5zCxDQ

CHÀO MỪNG LỄ CÔNG BỐ HIỂN THÁNH CHO ĐỨC THÁNH CHA GIO-AN PHAO-LÔ II

Thi đua mừng lễ công bố hiển thánh cho Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II

Bài 1: Tram Pham tinybee09  <huyentrampham@gmail.com>

10 lý do để lưu giữ di sản của Đức Thánh Cha John Paul II
Chia sẻ từ Đại học John Paul The Great Catholic
ngành Văn hóa, Nghệ thuật và Giải trí truyền thông.

1)      Câu chuyện của Ngài vẫn trở thành sử thi dù cho Ngài không trở thành Đức Giáo Hoàng
Mẹ của Karol Wojtyla qua đời khi Ngài mới 8 tuổi. Năm 20 tuổi, Ngài là người sống sót duy nhất trong gia đình. Thêm vào đó Ngài lớn lên trong chiến tranh tàn phá Ba Lan; trải qua những cuộc đàn áp người dân nước mình đầu tiên là của Đức quốc xã và các trại tử thần của họ, sau đó chứng kiến sự đàn áp liên tục của chế độ Cộng sản. Karol đã không lạ gì với đau khổ. Nếu một ai đó có quyền từ bỏ hy vọng, thì người đó chính là Ngài. Trong thời gian Quốc xã chiếm đóng, Karol hình thành nhóm diễn xuất dưới lòng đất để giữ cho văn hóa Ba Lan tồn tại. Ngài đã anh dũng cứu nhiều người Do Thái khỏi tù tội và cái chết. Ngài học tập để trở thành linh mục trong một chủng viện bí mật, liên tục tự đưa mình vào nguy hiểm.
Khi bạn đọc tất cả các tác phẩm của Ngài, bạn sẽ nhận ra những gì cá nhân Ngài đã trải qua, thật khó để không nể phục Ngài.
26 tuổi, Ngài trở thành linh mục, và năm 58 tuổi Ngài đã trở thành Giáo Hoàng John Paul II. Bạn biết không, điều này thực sự ngoài những gì tôi có thể tưởng tượng:
“Chứng kiến gia đình Ngài chết. Chứng kiến thành phố của Ngài bị tàn phá bởi ma quỷ. Học tập và rèn luyện trong bí mật để đấu tranh chống lại bất công. Không bao giờ giết những kẻ đã giết người thân của Ngài. Ngài đã đi vào hang động bí mật, xuất hiện cùng phục trang ngọt ngào, hoàn chỉnh với một chiếc áo choàng, sử dụng xe chống đạn. Ngài mở ra một kỷ nguyên của tự do và tình yêu. Người hùng sống động của bạn.”
2)      Sự sụp đổ của Chủ nghĩa Cộng sản
Đức Thánh Cha John Paul II đã đóng một vai trò quan trọng trong sự sụp đổ của Chủ nghĩa Cộng Sản ở Đông Âu. Như Gorbachev đã nói: “Sự sụp đổ của “Bức màn Sắt” là bất khả thi nên không có John Paul II”.
Một trong những bộ phim yêu thích của tôi về John Paul II là một bộ phim tài liệu về chuyến đi của Ngài tới lưu vực sông Ba Lan vào tháng sáu năm 1979, đã giúp châm ngòi cho một cuộc cách mạng hòa bình ở quê hương Ngài. Tự thưởng cho bạn bằng bộ phim này: Chín ngày làm thay đổi Thế Giới.
(Nghiêm túc đó, dừng đọc bài viết này, và đi đặt mua nó đi).
3)      Thần học về Thân Xác
Trong suốt một thế kỷ bị nhầm lẫn bởi suy thoái lan rộng trong luân lý tính dục, John Paul II đã đặt nó vào bối cảnh sâu rộng hơn của Giáo Hội về tình yêu, hôn nhân, giới tính, và gia đình – và trình bày những  vấn đề này dưới một nguồn sáng mới. Ngài đã giúp chúng ta hiểu được lý do vì sao chúng ta tin vào những gì chúng ta tin, và cuối cùng cho chúng ta thấy được đạo đức tính dục Công giáo trong thực tế thực sự giải phóng.
4)      Một nhà ngôn ngữ học xuất sắc
Khi còn trong trường đại học, John Paul II đã thông thạo ít nhất 9 thứ tiếng (và nghiên cứu nhiều hơn nữa). Điều này thực sự có ích, khi sau này Ngài trở thành Giáo Hoàng đi công du nhiều nhất trong lịch sử, thăm đàn chiên của mình ở 129 quốc gia khác nhau.
Khi tôi còn học đại học, tôi hầu như không thông thạo được tiếng Anh.
Thật khó để không nể phục những người xuất chúng. Và không thể không tôn trọng họ khi họ dùng khả năng đó cho việc có ích.
5)      Nhân vị Kito Giáo
Nhiều lần trong suốt triều đại giáo hoàng của mình, John Paul II đã rao giảng về phẩm giá của mỗi con người, trong tất cả các giai đoạn của cuộc sống. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng con người được tạo tác cho tình yêu, không phả để sử dụng. Và Ngài lặp lại những lời của Đấng Cứu Thế chúng ta khi nói với chúng ta, “Con người không thể tìm được chính mình trừ khi trao tặng chính bản thân họ như một món quà chân thành.”
Cuộc sống là về con người, không phải sự vật. Trong một nền văn hóa nơi mà sự tự mãn, may mắn, và nổi tiếng được coi trọng nhất, và trong một xã hội nơi con người bị đối xử như đồ vật là thực tại phổ biến, điều này đã và đang trở thành một thông điệp mà Thế Giới thực sự cần phải lắng nghe.
Điều gì thực sự khiến chúng ta yêu mến John Paul II, đó là Ngài không chỉ gửi đi thông điệp mà Ngài còn thể hiện triết lý đó qua cách Ngài sống trọn cuộc đời Ngài với nó. Nhớ tên những người về sĩ Thụy Sĩ của Ngài. Khiêm tốn phục vụ đàn chiên của Ngài trong hơn 20 năm. Loại bỏ các thủ tục và ôm hôn những người đến hôn nhẫn Ngài. Ngài có cách thức cụ thể để bạn biết rằng Ngài quan tâm sâu xa đến bạn, ngay cả khi Ngài không biết bạn. John Paul II đã chân thành biến cuộc đời Ngài nên một món quà cho tất cả chúng ta.
6)      Một Vị Thánh của thế kỷ 21
John Paul II cho chúng ta thấy một vị thánh trong thế giới hiện đại là như thế nào. Và quan trọng hơn, Ngài đã cho chúng ta thấy điều đó có thể thực hiện được.
Ai trong chúng ta đã không được truyền cảm hứng từ chính sự thánh thiện của Ngài? Sống nên thánh trở nên thật sống động. Sống một đời sống cầu nguyện và đức hạnh là điều chúng ta cũng có thể đạt được.
John Paul II hiểu những người trẻ, Ngài hiểu mơ ước và nỗi sợ hãi của họ. Ai đã tham dự Đại hội Giới trẻ thế giới? John Paul II thu hút đám đông khổng lồ như vậy bởi vì thông điệp của Ngài là thử thách, là đong đầy hy vọng. Nhân hậu, nhưng không nhu nhược. Trong tận thâm tâm chúng ta đều biết Ngài nói sự thật, và mỗi thông điệp đều đáng chiêm nghiệm.
“Đó là Chúa Giesu mà bạn kiếm tìm khi bạn ước mơ được hạnh phúc, Ngài đang chờ đợi bạn khi bạn không thể tìm được điều gì khác khiến bạn thỏa mãn; Ngài là vẻ đẹp khiến bạn trở nên thu hút hơn, Ngài đã khơi dậy trong bạn khao khát sự viên mãn và điều đó không cho phép bạn giải quyết bằng thỏa hiệp, Ngài kêu gọi bạn lột đi chiếc mặt nạ của cuộc sống giả tạo, Ngài đọc trong trái tim bạn lựa chọn căn bản nhất, những sự lựa chọn mà người khác cố gắng kiềm chế.
Đó là Chúa Giêsu Người muốn khuấy động trong bạn mong muốn làm điều gì đó tuyệt vời với cuộc sống của bạn, ý chí theo đuổi lý tưởng, không để bản thân trở nên tầm thường, can đảm để dấn thân trong khiêm nhường và nhẫn nại để cải thiện chính mình và xã hội, làm cho thế giới nhân bản hơn và huynh đệ hơn.”
7)      Tha thứ cho tên sát nhân
Không phải điều gì hầu hết chúng ta cũng có cơ hội để làm…nhưng tôi tưởng tượng nếu chúng ta làm được, nó sẽ vô cùng khó khăn.
John Paul II dẫn dắt bằng ví dụ - ngay cả khi rất khó khăn – và cho chúng ta thấy những gì con đường Kitô hữu đi là như thế nào.
8)      Tân Phúc Âm hóa
John Paul II cho chúng ta trở nên người Công giáo một lần nữa. Ngài là hơi thở truyền thêm sinh lực của niềm hy vọng mới và hứa hẹn cho Giáo Hội, đặc biết đối với chúng ta những người trẻ. Và Ngài nhắc nhở chúng ta phải nên “nhà truyền giáo” cho những người Công Giáo như chúng ta một lần nữa tái trải nghiệm tình yêu và chân lý của Thiên Chúa trong chính cuộc sống của chúng ta.
“Tôi cảm thấy rằng thời điểm để thực hiện tất cả các nguồn năng lượng của Giáo Hội để Tân Phúc Âm hóa và thực hiện nhiệm vụ được giao đã đến. John Paul II công nhận công nghệ như một món quà từ Thiên Chúa có tiềm năng rất lớn trong việc sử dụng với mục đích tốt hoặc xấu. Ngài truyền cảm hứng cho mỗi chúng ta điều khiển phương tiện truyền thông và sử dụng chúng cho việc cải thiện nền văn hóa tốt hoá tốt hơn.
Để việc Tân Phúc Âm hóa hiệu quả, nhất thiết phải hiểu biết sâu sắc về văn hóa của thời đại chúng ta, trong đó phương tiện truyền thông xã hội có ảnh hưởng mạnh nhất.”
9)      Tình yêu của Ngài dành cho nghệ thuật
John Paul II có một niềm đam mê rất lớn cho nghệ thuật, và Ngài hiểu truyền thống văn hóa là rất quý giá. Khi còn là một đứa trẻ, ước mơ của Ngài là trở thành diễn viên. Ngài rất thích văn học, kịch, và thậm chí cả điện ảnh. Một trong những danh ngôn yêu thích của chúng tôi ở JP Catholic là:
“Từ trái tim tôi chân thành gửi một lời nguyện đặc biệt cho những người, với những nhiệm vụ khác nhau, làm việc trong công nghiệp điện ảnh và cũng cho những người đang sử dụng điện ảnh như một phương tiện đích thực cho sự phát triển toàn diện của mỗi người nói riêng và của xã hội nói chung.”
Năm 1999, Ngài cũng đã viết một lá thư cho các nghệ sĩ Kitô Giáo, nhắc nhỏ họ về ơn gọi của họ là đồng tác giả, và kêu gọi họ thể hiện Chân, Thiện, Mỹ với trực quan nghệ thuật của họ.
10)  Nụ cười ấy
"Đừng lo lắng. Hãy mở rộng cửa đón chờ Chúa đến." Đức Thánh Cha John Paul II Ngày 22 tháng 10 năm 1978
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài 2: Mai Quỳnh <maiquynhsn@gmail.com>

The Story Behind the Peace Prayer of St. Francis of Assisi
Thông tin thêm về Kinh Hòa Bình của Thánh Phan-xi-cô Át-xi-di

The Peace Prayer of St. Francis is a famous prayer which first appeared around the year 1915 A.D., and which embodies the spirit of St. Francis of Assisi's simplicity and poverty.
Kinh Hòa bình của Thánh Phan-xi-cô xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1915 trước Công nguyên, lời Kinh đơn sơ, chân chất, đúng tinh thần của Thánh Phan-xi-cô Át-xi-di.

According to Father Kajetan Esser, OFM, the author of the critical edition of St. Francis's Writings, the Peace Prayer of St. Francis is most certainly not one of the writings of St. Francis. This prayer, according to Father Schulz, Das sogennante Franziskusgebet. Forshungen zur evangelishen Gebetslitteratur (III), in Jahrbuch fur Liturgik und Hymnologie, 13 (1968), pp. 39-53, first appeared during the First World War. It was found written on the observe of a holy card of St. Francis, which was found in a Normal Almanac. The prayer bore no name; but in the English speaking world, on account of this holy card, it came to be called the Peace Prayer of St. Francis.
Theo Cha Kajetan Esser, OFM, tác giả của các ấn bản về tác phẩm của Thánh Phan-xi-cô, kinh Hòa Bình của Thánh Phan-xi-cô không chỉ là một trong các tác phẩm của Ngài.
Theo Cha Schulz, Das sogennante Franziskusgebet. Nghiên cứu về văn học cầu nguyện truyền giáo (III), trong Niên giám cho phụng vụ và Thánh thi học, 13 (1968), trang 39-53, lời cầu nguyện này xuất hiện đầu tiên trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nó đã được viết trên bảng tên Thánh của Thánh Phan-xi-cô, được tìm thấy trong một niêm giám bình thường. Lời nguyện chưa có tựa đề, nhưng trong ngôn ngữ quốc tế, trên bảng tên Thánh, nó được gọi là Kinh Hòa Bình của Thánh Phan-xi-cô.

More information about this prayer can be found in Friar J. Poulenc, OFM, L'inspiration moderne de la priere «Seigneru faites de moi un instrument de votre paix », Archivum Franciscanum Historicum, vol. 68 (1975) pp. 450-453.
Tìm hiểu thêm thông tin về lời kinh này có thể tham khảo ở “Seigneru faites de moi un instrument de votre paix” của tu sĩ J. Poulenc, OFM, quyển 68 (1975) từ trang 450 đến trang 453.

The Peace Prayer of St. Francis by an anonymous Norman c. 1915 A.D.
Peace Prayer Lord make me an instrument of your peace
Lời Kinh Hòa bình của Thánh Phan-xi-cô bởi người khuyết danh năm 1915 sau CN.
Lạy Chúa, xin hãy làm con nên khí cụ bình an của Chúa (1)
Where there is hatred,
Let me sow love;
Để con đem yêu thương vào nơi oán thù
Where there is injury, pardon;
Đem thứ tha vào nơi lăng nhục
Where there is error, truth;
Đem chân lý vào chốn lỗi lầm
Where there is doubt, faith;
Đem tin kính vào nơi nghi nan
Where there is despair, hope;
Chiếu trông cậy vào nơi thất vọng
Where there is darkness, light;
Rọi ánh sáng vào nơi tối tăm
And where there is sadness, Joy.
Đem niềm vui đến chốn u sầu
O Divine Master grant that I may not so much seek to be consoled
As to console;
Lạy Chúa xin hãy dạy con, tìm an ủi người hơn được người ủi an
To be understood,as to understand;
Hiểu biết người hơn được người hiểu biết
To be loved, as to love.
Yêu mến người hơn được người mến yêu
For it is in giving that we receive,
Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh
It is in pardoning that we are pardoned,
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ
And it is in dying that we are born to eternal life.
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.

(1): Bản dịch tiếng Việt không rõ xuất hiện năm nào và ai là dịch giả nhưng nó được linh mục Kim Long phổ nhạc và bài kinh được biết nhiều thông qua bài hát này.

---  
Bài 3: Thảo Linh <nguyenttlinh72@gmail.com>

10 LÝ DO ĐỂ GÌN GIỮ NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA CỦA
 ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAO LÔ II SỐNG MÃI

Những suy nghĩ từ trường Gioan Phao lô Đại Đại Học Công Giáo, đào tạo chuyên ngành về Văn Hóa, Nghệ Thuật và Truyền Thông Giải Trí.

1/ Cho dù không trở thành Giáo Hoàng, cuộc sống của Ngài vẫn là một thiên sử thi
Mẹ của Karol Wojtyla chết khi cậu bé mới 8 tuổi. Vào năm 20 tuổi, Ngài là người duy nhất sống sót trong gia đình, đơn độc trong thế giới này. Hơn thế nữa, trưởng thành trong đất nước Ba Lan bị tàn phá bởi chiến tranh, phải chứng kiến sự bức hại đồng bào mình bởi quân Nazis cùng những trại đóng quân chết chóc của họ, thêm vào đó là sự áp bức của chế độ cộng sản. Karol không còn xa lạ gì với những đau khổ mà Ngài và dân tộc mình phải gánh chịu. Nếu bất cứ ai có quyền để từ bỏ hy vọng thì không ai khác chính là Ngài.
Trong suốt thời kỳ chiếm đóng của quân Nazi, Karol đã tổ chức những hoạt động xã hội âm thầm để gìn giữ cho nền văn hóa của người Ba Lan không bị mai một. Ngài đã anh dũng cứu sống rất nhiều người Do Thái khỏi bị bắt và bị giết hại. Ngài đã học hỏi để trở thành linh mục trong một trường dòng bí mật. Tiếp tục đặt mình vào cuộc sống nguy hiểm.
Khi chúng ta đọc tất cả các bài viết của Ngài, nhận ra tất cả những gì mà bản thân Ngài phải trải qua, chúng ta không thể không khâm phục Ngài.
Vào năm 26 tuổi, Ngài được thụ phong linh mục và năm 58 tuổi trở thành Giáo Hoàng Gioan Phao lô II.
Hiểu rõ về bài viết này là điều hay nhất tôi từng trải qua.
Hình ảnh: Tận mắt chứng kiến gia đình mình bị giết hại, thành phố bị tàn phá bởi tội ác. Học tập và rèn luyện âm thầm để chống lại những bất công. Không bao giờ giết hại bất cứ ai cho dù người đó có sát hại những người mà Ngài yêu thương. Ẩn mình trong một hang động bí mật, nổi bật với phục trang thuần khiết. Sử dụng xe hơi chống đạn. Khởi đầu cho 1 kỷ nguyên tự do và yêu thương.
NGÀI CHÍNH LÀ SIÊU ANH HÙNG CỦA CHÚNG TA
2/ Sự suy tàn của chế độ cộng sản
Giáo Hoàng Gioan Phao lô II đóng vai trò là một khí cụ đối với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu. Theo lời Gorbachev: “Sự suy tàn của bức màn sắt không thể xảy ra nếu không có sự đóng góp của Giáo Hoàng Gioan Phao lô II”.
Một trong những thước phim hay nhất về Giáo Hoàng Gioan Phao lô II là bộ phim tài liệu về những chuyến du hành dọc lưu vực sông ở nước Ba Lan vào tháng 6 năm 1979, giúp khơi mào cuộc cách mạng hòa bình cho đất nước của Ngài. Hãy tìm xem bộ phim mang tựa đề: Chín ngày làm thay đổi thế giới.
(Chúng ta nên dừng việc đọc nhật ký này và hãy xem phim trước đã)
3/ Thần học của cơ thể
Trong 1 thế kỷ con người bị hoang mang vì sự suy đồi giá trị đạo đức tình dục lan rộng. Giáo Hoàng Gioan Phao lô II rao giảng không ngừng nghỉ cho những con chiên của Ngài về tình yêu, hôn nhân, tình dục và gia đình – Ngài trình bày những đề tài này trong niềm hy vọng mới. Ngài giúp chúng ta hiểu tại sao chúng ta tin vào những gì chúng ta đang tin tưởng, và sau cùng Ngài chỉ ra cho chúng ta thấy rằng giá trị đạo đức về tình dục trong giáo hội thật sự đang để tự do.
4/ Nhà ngôn ngữ học thông thái
Vì thế…khi còn là sinh viên đại học, Giáo Hoàng Gioan Phao lô II đã thông thạo 9 ngoại ngữ (và vẫn tiếp tục học hỏi thêm). Điều này rất hữu ích về sau khi Ngài trở thành Giáo Hoàng cùng với những chuyến chu du nổi tiếng thăm giáo dân khắp 129 quốc gia khác nhau.
Khi còn là sinh viên đại học, tôi chỉ có thể thông thạo một tiếng Anh mà thôi.
Rất khó để không kính trọng một người vĩ đại như Ngài, người đã sử dụng sự thông thái của mình cho những mục đích tốt đẹp.
5/ Thuyết nhân vị công giáo
Lập đi lập lại trong suốt thời gian làm Giáo Hoàng, Giáo Hoàng Gioan Phao lô II đã giảng dạy về phẩm giá của từng cá nhân trong các giai đoạn của cuộc sống. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng, con người được Chúa sinh ra để yêu thương chứ không phải để sử dụng. Và Ngài lập lại những lời của Đấng Cứu Thế khi nói rằng,”Con người chỉ có thể tìm thấy chính mình qua những món quà chân thật của bản thân mà thôi”
Cuộc sống là cho con người, chứ không chỉ là vật chất. Ở một nền văn hóa, khi mà con người xem sự tự thỏa mãn, của cải và danh vọng là cùng đích, và trong một xã hội nơi mà sự khách quan của con người là mẫu số chung – dù vậy vẫn có 1 thông điệp mà thế giới này cần phải lắng nghe.
Điều gì giúp chúng ta thật sự yêu mến Giáo Hoàng Gioan Phao lô II, đó không chỉ là những thông điệp mà Ngài rao giảng, mà chính cuộc sống của Ngài là một thông điệp. Ngài nhớ từng tên của từng người lính vệ sĩ Thụy Sĩ. Khiêm tốn phục vụ đàn chiên trong suốt hơn 20 năm qua. Xóa bỏ những thủ tục và ôm bất cứ những người đã cố gắng hôn nhẫn của Ngài. Ngài sống một cuộc sống cho chúng ta thấy được rằng Ngài yêu thương chúng ta đến dường nào, ngay cả khi Ngài không quen biết chúng ta. Giáo Hoàng Gioan Phao lô II đã chân thành trao tặng chính cuộc sống của Ngài như một một quà cho tất cả chúng ta.
6/ Một vị thánh của thế kỷ 21
Giáo Hoàng Gioan Phao lô II chỉ chúng ta thấy làm cách nào để trở thành một thánh nhân trong thế giới hiện đại ngày nay. Và quan trọng hơn, Ngài cho chúng ta biết điều này có thể xảy ra và có thể thành hiện thực.
Ai trong chúng ta biết Ngài mà chưa từng bị xúc động bởi sự thánh thiện của Ngài? phấn đấu để cuộc sống thánh thiện  thêm thu hút mọi người. Sống một cuộc đời cầu nguyện và đức hạnh là những điều mà tôi cũng có thể làm được.
Giáo Hoàng Gioan Phao lô II rất thấu hiểu giới trẻ, Ngài hiểu những khao khát và nỗi sợ hãi của họ. Tại Đại hội giới trẻ thế giới? Giáo Hoàng Gioan Phao lô II đã lôi kéo một đám đông khổng lồ với những thông điệp của Ngài là những thách thức và tràn đầy hy vọng, lòng trắc ẩn không chỉ là sự nói suông. Chúng ta biết rõ Ngài đã nói sự thật, và chúng ta nên nghiền ngẫm từng thông điệp của Ngài.
“Đó chính là Chúa Giê su là Người mà chúng ta đang kiếm tìm khi mơ về hạnh phúc. Ngài luôn chờ đợi chúng ta khi chúng ta không tìm kiếm được điều gì khác có thể làm chúng ta thỏa mãn. Ngài là hiện thân của sự tốt đẹp thu hút chúng ta. Chính là Ngài đã gợi cho chúng ta sự khao khát những tình cảm chân thành và không chịu thỏa hiệp. Chính  Ngài là Người đã thúc giục chúng ta gỡ bỏ mặt nạ trong cuộc sống giả tạo. Chính Ngài hiểu rõ trái tim ta với những lựa chọn đúng đắn, những lựa chọn mà rất nhiều người đã cố gắng kiềm chế không dám thừa nhận.
Đó chính là Chúa Giê su, Người đã khơi gợi những khao khát trong chúng ta được làm những điều vĩ đại trong cuộc sống, nguyện vọng được sống theo chân lý, không cho phép bản thân bị ảnh hưởng bởi những điều tầm thường, can đảm sống cuộc đời khiêm nhường và kiên nhẫn để hoàn thiện chính chúng ta và xã hội, làm cho thế giới trở nên nhân bản hơn và sống tình anh em hơn”. 
7/ Tha thứ cho kẻ ám sát mình
Đây là điều mà hầu hết chúng ta khó có thể làm được… tôi tưởng tượng nếu có kẻ ám sát mình, tha thứ là điều cực kỳ khó khăn.
Giáo Hoàng Phao lô II là một dẫn chứng – ngay cả khi rất khó thực hiện – Ngài cho chúng ta thấy đây là điều mà người Ki Tô hữu nên học theo.
8/ Cách thức mới để rao giảng phúc âm
Giáo Hoàng Gioan Phao lô II đưa chúng ta trở lại là một ki tô hữu với những cách thức mới về rao giảng tin mừng. Ngài là nguồn sinh lực của niềm hy vọng mới và sự hứa hẹn cho giáo hội, đặc biệt đối với giới trẻ. Ngài nhắc nhở chúng ta sự cần thiết trở thành những người loan báo tin mừng thông qua cuộc sống cũng như là cần phải tái trải nghiệm tình yêu và sự thật của Chúa.
“Tôi cảm thấy thời khắc đã đến và giáo hội cần phải cam kết tất cả nguồn lực cho công cuộc truyền giáo và một sứ mệnh rao giảng phúc âm theo cách thức mới. Không một Ki Tô hữu nào, không một bộ phận nào của giáo hội có thể  từ chối trách nhiệm tối quan trọng này: “Đó là loan báo Chúa Giê su Ki Tô với tất cả mọi người”
Là trường đào tạo về truyền thông, không thể không bị lôi kéo theo quan điểm của Ngài trong việc sử dụng truyền thông cho việc truyền bá phúc âm theo cách thức mới. Giáo Hoàng Gioan  Phao lô II nhận ra công nghệ là một món quà với tiềm năng to lớn mà Chúa đã ban cho chúng ta sử dụng cho cả 2 mục đích tốt hay xấu. Ngài đã truyền cảm hứng cho nhiều người chúng ta trong việc sử dụng truyền thông cho những mục đích văn hóa tốt đẹp.
Để việc truyền bá phúc âm theo cách thức mới đạt hiệu quả, điều tối cần thiết là chúng ta phải có một sự hiểu biết sâu sắc nền văn hóa ngày nay mà trong đó phương tiện truyền thông xã hội là một phương tiện có ảnh hưởng nhất.
9/ Tình yêu dành cho nghệ thuật
Giáo Hoàng Phao lô II có một sự đam mê sâu sắc dành cho nghệ thuật, sự hiểu biết những giá trị truyền thống văn hóa quý giá như thế nào. Khi còn là 1 đứa trẻ, Ngài đã ước mơ trở thành 1 nghệ sĩ. Ngài rất đam mê văn chương, kịch nghệ và phim ảnh nữa. Một trong những câu trích dẫn yêu thích của chúng ta tại JP Công Giáo:
“Từ trong trái tim, tôi gửi đến tất cả mọi người đang làm những công việc khác nhau, những lời chúc lành đặc biệt, cho những người đang công tác trong nền công nghệ điện ảnh và cả những người đang cố gắng sử dụng phim ảnh như một phương tiện văn hóa đích thực cho sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân và toàn thể xã hội”
Năm 1999, Ngài cũng viết một lá thư cho những nghệ sĩ công giáo, nhắc nhở họ về những thiên hướng với tư cách đồng sáng tạo và thúc giục họ trong việc thể hiện sự thật, cái đẹp và sự lương thiện theo trực giác nghệ thuật của họ.
10/ Nụ cười
Hình ảnh: Đừng sợ, hãy mở rộng tâm hồn để đón Chúa
Giáo Hoàng Gioan Phao lô II : 22 tháng 10 năm 1978
Gioan Phao lô Đại Đại Học Công Giáo – website: www.jbcatholic.com
(Tác giả, Joe Houde – theo học ngành kinh doanh và truyền thông tại trường Đại Học Phan xi cô ở Steubenville, U.S.A. Ông hiện đang công tác trong ngành tuyển sinh của JP Đại Học Công Giáo)
  
Câu chuyện đằng sau lời Kinh Hòa Bình  của Thánh Phan xi cô Assisi
Lời kinh của Thánh Phan xi cô
Lạy Chúa từ nhân xin cho con trở nên một công cụ hòa bình của Chúa
Để con đem yêu thương vào nơi oán thù
Đem thứ tha vào nơi lăng nhục
Đem niềm tin vào nơi nghi ngờ
Đem hy vọng vào nơi tuyệt vọng
Đem ánh sáng vào nơi tối tăm
Đem niềm vui đến chốn u sầu
Lạy Chúa, xin hãy dạy bảo con
Tìm an ủi người hơn được người ủi an
Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết
Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu
Vì biết cho đi là khi được nhận lãnh
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ
Chính khi chết đi là khi vui sống muôn đời
Amen

Kinh Hòa Bình của Thánh Phan xi cô là một lời kinh nổi tiếng lần đầu tiên xuất hiện khoảng năm 1915 sau công nguyên, lời kinh thể hiện  tinh thần của Thánh Phan xi cô: khiêm nhường và khó nghèo.
Theo lời Cha Kajetan Esser, Dòng Anh Em hèn mọn, tác giả của phiên bản quan trọng của những bài viết của Thánh Phan xi cô, Kinh Hòa Bình của Thánh Phan xi cô không chỉ là một trong những bài viết hay nhất của Ngài. Lời kinh này, theo Cha Schulz,..chương 13 (1968) trang 39 – 53, lần đầu tiên xuất hiện trong thế chiến thứ I, người ta tìm thấy Kinh Hòa Bình được viết theo sự quan sát trong thẻ thánh của Thánh Phan xi cô, được phát hiện ở Normal Almanac. Lúc đầu lời kinh không có tựa đề, nhưng đối với những quốc gia sử dụng tiếng Anh, người ta đã đặt tựa cho bài viết này là Kinh Hòa Bình của Thánh Phan xi cô.
Để biết thêm về Kinh Hòa Bình chúng ta có thể tìm hiểu thêm nơi thầy dòng J. Poulenc, Dòng Anh Em hèn mọn,…chương 68 (1975), trang 450- 453.
Kinh Hòa Bình của thánh Phan xi cô
Bởi một người Norman vô danh, năm 1915 sau công nguyên
Kinh Hòa Bình
Lạy Chúa từ nhân xin cho con trở nên một công cụ hòa bình của Chúa
Để con đem yêu thương vào nơi oán thù
Đem thứ tha vào nơi lăng nhục
Đem niềm tin vào nơi nghi nan
Đem hy vọng vào nơi tuyệt vọng
Đem ánh sáng vào nơi tối tăm
Đem niềm vui đến chốn u sầu
Lạy Chúa, xin hãy dạy bảo con
Tìm an ủi người hơn được người ủi an
Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết
Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu
Vì biết cho đi là khi được nhận lãnh
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ
Chính khi chết đi là khi vui sống muôn đời
---
The Story Behind the Peace Prayer of St. Francis of Assisi

Câu Truyện Hậu Trường Lời Cầu Nguyện Cho Hòa Bình Của Thánh Phan-xi-cô Assisi

The Peace Prayer of St. Francis is a famous prayer which first appeared around the year 1915 A.D., and which embodies the spirit of St. Francis of Assisi's simplicity and poverty.
According to Father Kajetan Esser, OFM, the author of the critical edition of St. Francis's Writings, the Peace Prayer of St. Francis is most certainly not one of the writings of St. Francis. This prayer, according to Father Schulz, Das sogennante Franziskusgebet. Forshungen zur evangelishen Gebetslitteratur (III), in Jahrbuch fur Liturgik und Hymnologie, 13 (1968), pp. 39-53, first appeared during the First World War. It was found written on the observer of a holy card of St. Francis, which was found in a Normal Almanac. The prayer bore no name; but in the English speaking world, on account of this holy card, it came to be called the Peace Prayer of St. Francis.
More information about this prayer can be found in Friar J. Poulenc, OFM, L'inspiration moderne de la priere « Seigneur, faites de moi un instrument de votre paix »Archivum Franciscanum Historicum, vol. 68 (1975) pp. 450-453.


The Peace Prayer of St. Francis
by an anonymous Norman c. 1915 A.D. 
Peace Prayer

Lord make me an instrument of your peace
Where there is hatred,
Let me sow love;
Where there is injury, pardon;
Where there is error, truth;
Where there is doubt, faith;
Where there is despair, hope;
Where there is darkness, light;
And where there is sadness, joy.

O Divine Master grant that I may not so much seek to be consoled
As to console;
To be understood,as to understand;
To be loved, as to love.



For it is in giving that we receive,
It is in pardoning that we are pardoned,
And it is in dying that we are born to eternal life.

Lời Cầu Nguyện Cho Hòa Bình của Thánh Phan-xi-cô là một lời kinh nổi tiếng đã xuất hiện trước tiên vào khoảng năm 1915 theo niên lịch của Chúa, và lời kinh nầy ấp ủ tinh thần đơn sơ và thanh bần của Thánh Phan-xi-cô Assisi.
Theo Cha Kajetan Esser, OFM, tác giả biên tập phê bình các tác phẩm của Thánh Phan-xi-cô, thì Lời Cầu Nguyện Cho Hòa Bình của Thánh Phan-xi-cô rất chắc chắn không phải do thánh nhân viết.   Còn Cha Schulz thì cho rằng bản kinh nầy được tìm thấy lần đầu tiên vào thời Thế Chiến Thứ I, trong tác phẩm Das sogennante Franziskusgebet. Forshungen zur evangelishen Gebetslitteratur (III), in Jahrbuch fur Liturgik und Hymnologie, 13 (1968), từ trang 39-53.  Lởi kinh được  viết trên (tiết mục) người quan sát tấm thẻ thánh của Thánh Phan-xi-cô, gặp thấy trong một cuốn Niên Lịch Thông Dụng.  Lời kinh không ghi danh tánh; nhưng trong thế giới nói tiếng Anh người ta dựa vào tấm thẻ thánh nói trên mà gọi lời kinh ấy là Kinh Cầu Cho Hòa Bình Của Thánh Phan-xi-cô.
Có thể tìm thêm thông tin về lời kinh nầy trong tác phẩm của Tu Sĩ J. Poulenc, OFM, “Seigneur, faites de moi un instrument de votre paix” (Lạy Chúa, xin biến đổi con trở thành một khí cụ hòa bình của Chúa), Archivum Franciscanum Historicum (Sử Liệu Dòng Phan-xi-cô), quyển 68 (1975), từ trang 450-453.

Kinh Cầu Hòa Bình Của Thánh Phan-xi-cô

do một tác giả ẩn danh người Bắc Âu khoảng năm 1915, niên lịch của Chúa, Kinh Hòa Bình

Lạy Chúa xin biến đổi con thành một khí cụ cho hòa bình của Chúa.
Đâu có oán hờn, xin để con gieo tình yêu;
Đâu có tổn thương, xin để con gieo tha thứ;
Đâu có sai lầm, xin để con gieo chân lý;
Đâu có ngờ vực, xin để con gieo đức tin;
Đâu có nản lòng, xin để con gieo hy vọng ;
Đâu có bóng đêm, xin để con gieo ánh sáng;
Đâu có ưu sầu, xin để con gieo vui tươi.

Ôi Tôn Sư Thiên Chúa, xin ban cho con

Đừng quá bận tâm tìm người an ủi mình, cho bằng tìm an ủi người;
Đừng quá bận tâm tìm người thông cảm mình, cho bằng thông cảm người;
Đừng quá bận tâm tìm người yêu thương mình, cho bằng thương yêu người.

Vì khi trao tặng là chúng ta lãnh nhận,
Khi tha thứ là chúng ta được thứ tha,
Và lúc giã từ cõi đời nầy là chúng ta được sinh ra trong cuộc sống vĩnh cửu.