a) Entrance ES #119 "Christ, The Lord, Is Risen Today”
Tìm Kiếm
30 tháng 4, 2021
Hymns for the fifth Sunday of Easter (May 2, 2021)
27 tháng 4, 2021
Fifth Sunday of Easter (May 2, 2021)
www.tonggiaophanhanoi.org |
26 tháng 4, 2021
Những thành ngữ bạn có thể hiểu sai
Hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng những thành ngữ quen thuộc do ông cha để lại trong khi nói chuyện hay viết lách. Tuy nhiên, có nhiều thành ngữ mặc dù thường xuyên sử dụng, nhưng câu gốc hay ý nghĩa của nó lại khác xa so với những gì ta nghĩ. Sau đây là một số những thành ngữ như vậy.
1_ Nghèo rớt mồng tơi
Nhiều người vẫn nhầm tưởng mồng tơi ở đây là cây mồng tơi mà chúng ta vẫn thường nấu canh hay dậu mồng tơi trong thơ Nguyễn Bính. Nhưng thật ra, mồng tơi hoàn toàn khác với những gì bạn nghĩ. Trước đây người nông dân khi ra đồng thường khoác một chiếc áo được đan từ lá cọ để che nắng che mưa gọi là áo tơi. Phần trên cùng của áo tơi được khâu lại để luồn dây đeo qua vai gọi là mồng tơi.
Với những người rất nghèo, họ cứ đeo mãi một cái áo tơi cho đến khi phần dưới rách nát, rụng tơi tả còn mỗi cái mồng tơi sắp rớt (rụng ra mà vẫn phải sử dụng. Cho nên câu trên muốn nói đến người rất nghèo, nghèo đến tột cùng.)
2_ Đều như vắt tranh
Chúng ta vẫn thường nói "đều như vắt chanh", nhưng thực ra câu này không có ý nghĩa. Vì vắt quả chanh thì làm sao mà đều được.
Với những bạn sinh ra trước những năm 7x, các bạn sẽ được biết đến hình ảnh nhà tranh vách đất. Khi lợp mái tranh, người ta sẽ đan những lá cọ (hoặc lá dừa vào với nhau thành một vắt gọi là vắt tranh. Từnhững vắt tranh này mới được đưa lên mái nhà để lợp. Với những người thợ giỏi, họ biết sắp xếp các lá đều nhau nên vắt tranh rất đều và đẹp.
Đều như vắt tranh ý nói làm một cái gì đấy mà sản phẩm rất đồng đều.
3_ Lang bạt kỳ hồ
Khi nghe câu trên nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh một người sống phiêu bạt giang hồ, nay đây mai đó. Nhưng thực ra, đây là một câu thành ngữ Hán-Việt. Lang là con Sói, bạt là giẫm đạp, kỳ là đại từ chỉ chính con sói, hồ là vạt yếm dưới cổ.
Vậy Lang bạt kỳ hồ có nghĩa là con Sói dẫm vào chính cái yếm của nó. Ý nói người nào đó đang rất lúng túng, quẩn quanh không tìm ra lối thoát.
4_ Con cà con kê
Thoạt nghe nhiều người nghĩ ngay là con gà, con kê, tức muốn ám chỉ một người nói vòng vo vì con gà với con kê thực ra là một.
Nhưng nghĩa gốc của nó lại hoàn toàn khác. Ngày xưa làm nông nghiệp, người dân sau khi gieo cây cà, cây kê, đến thời điểm nhổ lên để trồng ra luống người ta cũng buộc lại thành từng bó như bó mạ mà các bạn thấy trên hình, được gọi là con cà, con kê. Việc trồng cà, trồng kê rất mất nhiều thời gian và tỉ mẩn vì phải tách từng cây trong bó ra rồi mới trồng.
Câu con cà con kê ý nói rất dài dòng, không biết bao giờ mới dứt như công việc trồng cà, trồng kê.
5_ Chạy như cờ lông công
Thoạt nghe cứ tưởng cờ lông công chỉ là một từ ghép nghe cho nó vần. Nhưng thực ra cờ lông công là một loại cờ hiệu được sử dụng từ thời xa xưa.
Ngày nay, việc trao đổi thông tin đã có hôp thư điện tử, bạn chỉ cần soạn thảo và một cái nháy chuột là xong. Tuy nhiên, từ thời xa xưa, khi việc di chuyển còn khó khăn thì việc trao đổi thông tin mất rất nhiều thời gian. Khi cần chuyển một thông tin hỏa tốc, người lính trạm dùng tín hiệu là một lá cờ có gắn thêm lông đuôi con công, gọi là cờ lông công. Vì là thông tin hỏa tốc nên người lính trạm khi gắn cờ này thường chạy rất nhanh, chạy qua chạy lại rất nhiều chặng đường.
Vì vậy, để nói đến những người suốt ngày chạy khắp nơi ngoài đường, hoặc chạy vội vã người ta thường sử dụng thành ngữ chạy như cờ lông công.
6_ Đanh đá cá cày
Câu này thường để chỉ những người phụ nữ có tính ương ngạnh, không được hiền lành, dịu dàng. Tuy nhiên, do ngôn ngữ vùng miền nên nhiều người đọc thành cá cầy khiến nhiều người tưởng đanh đá như con cá Cầy.
Thực ra, cá cày là một thứ làm bằng gỗ hoặc tre, có hình dáng gần giống với con cá được sử dụng trong chiếc cày thô sơ ngày xưa để điều khiển nâng hoặc hạ bắp cày để có đường cày nông hay sâu theo ý mình.
Trong cấu tạo của cả chiếc cày, cá cày có hình dáng rất nhỏ nhưng nó có thể điều khiển được cả chiếc cày theo ý mình.
7_ Sư tử Hà Đông
Nhiều người vẫn dùng hình ảnh trên để nói về những bà vợ của mình. Tuy nhiên, không ít người lầm tưởng Hà Đông ở đây là quận Hà Đông, Hà Nội (trước đây thuộc tỉnh Hà Tây. Thực ra, Sư tử Hà Đông lại chẳng liên quan gì đến địa danh Hà Đông của chúng ta mà nó bắt nguồn từ một điển tích bên tận Trung cộng.)
Trần Tạo tự Quý Thường, người đời nhà Tống, quê ở Vĩnh Gia. Vợ của Trần họ Liễu vốn có tính ghen dữ ghê gớm. Quý Thường rất sợ vợ nhưng rất có lòng tôn sùng đạo Phật. Hằng ngày ngồi đọc kinh, vợ lấy làm bực, la hét om sòm, nhưng Trần vẫn điềm nhiên, không dám cự một tiếng.
Tính của Trần cũng hào hoa, bằng hữu nhiều, nên ở nhà thường có yến tiệc. Để tăng phần hứng thú, long trọng của buổi tiệc, Trần chiều khách, mời kỹ nữ xướng ca. Liễu Thị trong phòng mượn điều này, điều nọ, quát tháo om sòm. Trần có lúc hốt hoảng, cầm gậy nơi tay bỏ rơi mất gậy. Bạn thân của Trần là Tô Đông Pha, nhân đó làm một bài thơ đùa cợt trong đó có hai câu như sau:
" Bổng nghe sư tử Hà Đông rống, Kinh hoàng bỏ gậy rớt nơi đâu".
Từ đó, sư tử Hà Đông được dùng để chỉ những bà vợ có tính ghen tuông và mỗi khi xảy ra việc gì lập tức nổi cơn tam bành với chồng.
8_ Kẻ tám lạng người nửa cân
Mọi người vẫn thường dùng câu trên để nói về cuộc đấu giữa hai đội quân hay hai người cân sức, cân tài. Nhưng tại sao lại là tám lạng với nửa cân mà không phải năm lạng và nửa cân?
Thực ra, cân ở đây là cân ta từ ngày xưa: mỗi cân tương đương với 16 lạng, khoảng 0,6kg bây giờ. Vì vậy, nửa cân khi đó bằng đúng tám lạng.
9_ Công như công cốc
Nghe có vẻ như hai chữ công cốc người ta chỉ nói cho có vần, có điệu. Nhưng thực chất, chữ cốc ở trong câu thành ngữ này là một loài chim. Con chim Cốc cũng có màu đen và trông giống với con Quạ nhưng kích thước lớn hơn khá nhiều. Chúng là loài chim săn cá điệu nghệ nên nhiều ngư dân thuần hóa chim Cốc để đánh bắt cá. Thường các ngư dân sẽ đeo vào cổ con chim một chiếc vòng để sau khi chim bắt được cá to thì sẽ không thể nuốt được.
Vì vậy mà người ta thường dùng thành ngữ công như công cốc hay đơn giản là công cốc để ám chỉ những việc làm dù rất cố gắng mà không mang lại thành quả
Lê Anh Tuấn
22 tháng 4, 2021
Bệnh đau khớp tay chân mình mẩy, lưng, cổ đầu.......
Nguyên lý: Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể,
chỗ nào cũng có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo
hình vẽ về hệ thần kinh được treo tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta
thấy chùm dây thần kinh đi từ sau ót tỏa ra cánh tay, xuống lưng, qua
xương sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây điện) là
chùm quan trọng nhất.
Nếu bị “kẹt” đâu đó, thì đau. “Kẹt” trên cổ có thể gây đau ra cánh
tay, bàn tay. “Kẹt” thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt
lưng, “kẹt” ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân... Cho nên, khi bị
đau quá vì xương thoái hóa hay vì đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ
sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu “xui”chạm giây thần kinh, có
thể bị liệt chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị “xui”, có thể liệt cả
người! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi, bắt buộc phải
giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận 50/50, một là khỏi, hai là đời xe
lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi
phải mổ lại..
Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ gây đau, cho mạnh
bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được chuyển động dịu dàng trở lại,
kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những
chỗ lệch lạc xương cốt, thì sẽ .. bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ
ngưng tập một thời gian, có thể đau lại).
A- CHỮA ĐAU CỔ, ĐAU VAI, ĐAU TAY:
1- Xoay cổ trái phải: nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải
chầm chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở
lại phía trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước,
thở ra. Nhớ xoay cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm
10 lần.
2- Gập cổ: ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm
chậm gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần.
3- Bẻ cổ: Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái,
hít vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ
trái phải: ở đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho
chạm với đầu, còn xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống
sau vai mà thôi). Làm 10 lần.
4- Xoay cổ vòng tròn: Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu chung quanh
cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần.
B- CHỮA ĐAU CÁNH TAY, BÀN TAY:
1- Xoay vai: hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm tựa, xoay vai
theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai ( không phải nhô lên, hụp
xuống) từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay
vai, vẫn hít thở đều đặn.
2- Lắc bàn tay: giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai bên thân
mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt, lòng
bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn
tay) thật mạnh 10 lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn
tay hướng về mặt đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi
hướng, hai lòng bàn tay quay vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua
phải, từ phải qua trái. Những người thư ký đánh máy, làm “neo”, thợ
may.... phải tập bàn tay thường xuyên, nếu không, có thể bị mổ cổ tay
vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.
3- Vẽ vòng trên đất: đứng rộng chân ra, một tay vịn vào mặt bàn,
nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng,
tưởng tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng
thật to trên mặt đất . Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hòa.
C- CHỮA ĐAU THẮT LƯNG, ĐÙI, CHÂN:
1- Xoay thắt lưng theo vòng tròn: hai tay chống hông, ngón tay để ra
sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt lưng,
dùng thắt lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên
phải (bên trái) ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng,
khi ra tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt
lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít thở chầm chậm theo vòng.
2- Gập lưng: cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập thắt lưng
xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập hết
cỡ.
3- Xoay hông: hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua bên trái
thì hai cánh tay cũng “văng” theo bên trái, nghĩa là không dùng sức
tay, chỉ để cho hai cánh tay “văng” theo mà thôi. Xong, vặn người qua
bên phải. Hai cánh tay lại “văng” theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên
nào thì xoay gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là
xoay trên gót chân mà thôi. Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu
giữ nguyên bàn chân trên mặt đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm
chậm.
D- CHỮA ĐAU ĐẦU GỐI:
1-Xoay gối trái phải: đứng vừa phải, hai bàn tay đặt trên đầu gối,
thấp người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải (theo
vòng kim đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái.
2-Xoay gối trong ngoài: đứng rộng chân ra, hai tay đặt trên đầu gối,
thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra
ngoài.
Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống một chút, sau
đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn, công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần
làm 10 phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban
đêm phải tập trước khi lên giường ngủ.
Lưu ý:
-Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải phẫu xương lần
nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cổ. Nếu giải phẫu lưng rồi
mà muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì
không..
-Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì rất tốt.
-Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống thêm Glucosamine
có bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích chất nhờn đầu xương và
xương.
-Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung quanh chỗ bắp
thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn.
Vài hàng trao đổi những kinh nghiệm trong suốt mấy chục năm qua, nếu
có chi sai sót, mong cao nhân chỉ điểm thêm. Chúc qúy vị sống lâu,
sống khỏe mạnh, và hạnh phúc.
Chu Tất Tiến
18 tháng 4, 2021
Hymns for the fourth Sunday of Easter (April 25, 2021)
a) Entrance ES #141 "Hail The Day That Sees Him Rise”
Click here, listen to the audio
b) Responsorial Psalm (Ps 118:1, 8-9, 21-23, 26, 28, 29) - EM p. 153
Gm 121/17175
17 tháng 4, 2021
Fourth Sunday of Easter (April 25, 2021)
www.tonggiaophanhanoi.org |
14 tháng 4, 2021
Hymns for the Third Sunday of Easter (April 18, 2021)
a) Entrance ES #137 "Now Is The Time”
DM 565/432
11 tháng 4, 2021
Third Sunday of Easter (April 18, 2021)
loinhapthe.com |
First Reading (Acts 3:13-15, 17-19)
A reading from the Acts of the Apostles
Peter said to the people:
“The God of Abraham,
the God of Isaac, and the God of Jacob,
the God of our fathers, has glorified his servant Jesus,
whom you handed over and denied in Pilate’s presence
when he had decided to release him.
You denied the Holy and Righteous One
and asked that a murderer be released to you.
The author of life you put to death,
but God raised him from the dead; of this we are witnesses.
Now I know, brothers,
that you acted out of ignorance, just as your leaders did;
but God has thus brought to fulfillment
what he had announced beforehand
through the mouth of all the prophets,
that his Christ would suffer.
Repent, therefore, and be converted, that your sins may be wiped away.”
The word of the Lord.
Bài Ðọc I: Cv 3, 13-15. 17-19
“Ðấng ban sự sống thì anh em đã giết đi, nhưng Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết sống lại”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Khi ấy, Phêrô nói với dân chúng rằng: “Thiên Chúa Abraham, Thiên Chúa Isaac, Thiên Chúa Giacóp, Thiên Chúa các tổ phụ chúng ta đã làm vinh danh Chúa Giêsu, Con của Ngài, Ðấng mà anh em đã nộp và chối bỏ trước mặt Philatô, trong khi Philatô xét là phải tha cho Người. Anh em đã chối bỏ Ðấng Thánh, Ðấng Công Chính, và xin tha tên sát nhân cho anh em, còn Ðấng ban sự sống thì anh em lại giết đi, nhưng Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết sống lại, điều đó chúng tôi xin làm chứng.
“Hỡi anh em, thế nhưng tôi biết rằng anh em đã hành động vì không biết, như các thủ lãnh anh em đã làm. Thiên Chúa đã hoàn tất việc Người dùng miệng các tiên tri mà báo trước. Ðức Kitô của Ngài phải chịu khổ hình. Vậy anh em hãy ăn năn hối cải, ngõ hầu tội lỗi anh em được xoá bỏ”.
Ðó là lời Chúa.
Responsorial Psalm 4:2, 4, 7-8, 9
R. (7a) Lord, let your face shine on us.
Ðáp: Lạy Chúa, xin chiếu sáng thiên nhan Chúa trên mình chúng con!
9 tháng 4, 2021
Hymns for the Second Sunday of Easter (April 11, 2021)
a) Entrance ES #119 "Christ, The Lord, Is Risen Today”
16 mẹo hay với kem đánh răng.
Chị em tự mách nhau một số công dụng của kem đánh răng trong cuộc sống hàng ngày.
1. Mùa hè, vết bẩn và mồ hôi bám trên cổ áo và tay áo rất khó giặt, trước tiên đem quần áo ngâm rồi quết một lớp kem đánh răng lên trên, dùng bàn chải xát 1 - 2 phút và giũ lại bằng nước sạch, tiếp đó giặt như bình thường, áo sẽ đặc biệt sạch.
2. Bôi một ít kem đánh răng lên giày da rồi đánh, giày sẽ sáng bóng.
3. Vết mực và dầu bám trên quần áo cũng như đồ gốm sứ chỉ cần dùng thuốc đánh răng để cọ, vết bẩn sẽ biến mất.
4. Đáy bàn là để nguội và bôi một chút kem đánh răng lên trên, tiếp đó dùng vải khô lau nhẹ, các vết gỉ sẽ bị loại bỏ.
5. Dùng vải mềm chấm kem đánh răng và cọ vết ố bám trên ấm chén uống trà, cực kỳ hiệu quả.
Bài đọc không thể bỏ qua về TIM
BẠN CÓ BIẾT QUẢ TIM THỨ 2 VÀ THỨ 3 LÀ GÌ ?
NHỊP ĐẬP CỦA TRÁI TIM THỨ NHẤT
Tất cả mọi người chúng ta hiện đang sống, đang làm việc đều nhờ một trái tim hoạt động trong cơ thể. Nếu tim bị suy yếu thì tính mạng bị đe dọa hoặc ngừng đập thì ta sẽ chết.
Chúng ta hãy làm một con toán để biết trong cuộc đời chúng ta từ khi sinh ra cho đến lúc nhắm mắt tim đã đập bao nhiêu lần thì sẽ thấy vô cùng kinh khủng, từ đó chúng ta mới thấy thương trái tim chúng ta :
Trung bình 1 phút tim đập 72 nhịp.
Một giờ 60 phút : 72 x 60 = 4.320 nhịp.
Một ngày 24 giờ : 4.320 x 24 = 103.680 nhịp.
Một năm 365 ngày : 103.680 x 365 = 37.843.200 nhịp.
Trung bình con người sống 70 năm : 37.843.200 x 70 = 2649. 024.000 nhịp.
Tức là : 2 tỷ sáu trăm bốn mươi chín triệu hai mươi bốn ngàn nhịp đập trong suốt 70 năm của đời người trong nhân gian.
Ôi chao ! thật là khủng khiếp. Một trái tim nhỏ bé của mỗi người trong một cuộc đời lại đập liên tục với số lần như thế. Biết như thế để ta nên thương cho trái tim nhỏ bé ấy và nên cộng tác giúp đỡ nó trong công việc tống máu đi nuôi cơ thể, đừng để nó bị suy sớm mà nguy hiểm đến tính mạng.
TRÁI TIM THỨ 2
Chúng ta phải giúp đỡ cho trái tim thứ nhất của chúng ta bằng cách chia công việc cho nó để nó đỡ phải gắng sức làm việc nhiều nếu không thì chẳng bao lâu trái tim thứ nhất đó sẽ bị suy tức là chưa già đã suy, tuổi thọ sẽ bị giảm bớt đi rất nhiều.
Trái tim thứ 2 đó là gì ? Đó chính là CƠ HOÀNH của chúng ta
Nghe qua thì tất cải ai ai cũng lấy làm lạ và ngạc nhiên nhưng theo sự phân tích của y khoa Tây Y sau đây chúng ta sẽ hiểu rõ vấn đề :
1/ Thở bụng dưới bằng cơ hoành là biện pháp tối ưu nhất giúp cho trái tim thứ nhất đỡ mệt mỏi gắng sức tống máu đi nuôi cơ thề. Khi hít vào thì phình bụng, cơ hoành hạ thấp xuống làm cho oxygen đến tận cùng màng tim, cơ tim. Trái tim thứ nhất chỉ cần giãn ra rất nhẹ cũng đủ lấy đầy đủ máu.
2/ Khi thở ra bụng hóp lại, cơ hoành bị đẩy lên trên tối đa ép các mạch máu mạnh nhất giúp cho cơ tim co bóp không gắng sức cũng đủ tống máu đi khắp cơ thể một cách thong thả nhẹ nhàng nhất. Cơ tim không cần phải làm việc nhiều như khi thở ngực vì ở đây cơ hoành phụ giúp cho sự co bóp trái tim thứ nhất. Do đó cơ hoành là trợ lý đắc lực nhất cho tim.
3/ Nhờ những tác động đó mà cơ hoành đã chia bớt gánh nặng cho tim và tim sẽ hoạt động bớt lại nên tim sẽ khỏe hơn và tránh được suy yếu theo thời gian. Vì thế mà cơ hoành được gọi là trái tim thứ 2.
4/ Thở bụng dưới cơ hoành cùng với tim giúp đưa oxygen đến khắp các cơ quan nội tạng vùng bụng bên trong. Khi cơ hoành đưa lên hạ xuống theo nhịp thở là một trạng thái massage đều đặn nội tạng và đưa máu đủ đến gan, lách, thận, ruột, bàng quang, tử cung, tiền liệt tuyến.v..v..phòng ngừa bệnh ở các tạng này rất hiệu quả.
5/ Giúp chống lại bệnh nhiễm trùng của hệ tiết niệu như thận, bàng quang.
6/ Máu được đưa đầy đủ về vùng chậu như, tử cung, buồng trứng làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh của phụ nữ.
7/ Phổi được co vô và nở ra tối đa, oxy đến phổi đầy đủ nhất nên ngừa được bệnh phổi.
8/ Tiêu hóa : làm tăng chức năng của dạ dày, gan, lách nhất là máu đến đầy đủ dạ dày, lách làm quá trình chuyển hóa thức ăn được dễ dàng và thuận lợi.
9/ Điều hòa thần kinh thực vật do đó huyết áp ổn định.
10/ Khi thở bụng cơ hoành thì sẽ có tác dụng ức chế mọi tạp niệm ở não, chống stress, chống đau, an thần do chất endorphin được tiết ra từ não trong lúc thở bụng.
KẾT LUẬN
Xuyên qua 10 đặc điểm chính đó ta sẽ thấy cơ hoành xứng đáng là trái tim thứ 2 của cơ thể, chia việc cho trái tim thứ nhất để cho tim khỏe mãi không suy yếu. Thật vậy ở những người tập luyện thở cơ hoành thì có các đặc điểm sau :
- Sau một thời gian luyện tập thở cơ hoành, sắc khí của họ hồng hào rõ nhất vì máu đến được tận cùng tế bào.
- Nhịp đập của tim giảm lại chỉ còn 60-65 nhịp/phút.
- Những nhát bóp của tim chắc chắn và mạnh mẽ có nghĩa là co và bóp đúng chất lượng dù cơ tim không cố gắng.
- Khoảng sau một năm dù trong lúc nghĩ ngơi họ không còn thở ngực nữa mà đã có phản xạ thở bụng hằng ngày tự nhiên một cách vô thức dù không nghĩ đến thở bụng. Đó là đích đến thành công nhất trong công việc san sẽ cho trái tim thứ nhất khỏi bị quá tải và suy yếu.
Tóm lại, chúng ta nên thở bụng ngay từ bây giờ ở bất cứ tuổi nào. Mỗi ngày nên để ra 5-10 phút luyện thở bụng thì sau một thời gian ta sẽ có thở bụng vô thức như đã nói ở trên. Vô lý 5-10 phút mỗi ngày không có hay sao ??? Trừ khi chúng ta lười biếng mà thôi.
Tây y đã đồng qui với Khí Công trong sự thở bụng để bảo vệ sức khỏe và trái tim nhỏ bé của chúng ta và nên nhớ thở bụng là cứu cánh của khí công nói riêng và y học phương Đông nói chung…
Chúc mọi người ngộ sớm và áp dụng dù ở bất cứ tuổi nào, có bệnh hoặc không bệnh. Điều kỳ diệu sẽ đến với các bạn không lâu…khi cá bạn thực hành thở bụng.
QUẢ TIM THỨ BA
Trong phần trên chúng ta đã bàn luận trái tim thứ 2 là gì, phần này chúng ta sẽ bàn luận trái tim thứ 3. Thật vậy khi chúng ta đang sống cứ nghĩ rằng ta chỉ có một trái tim mà thôi. Nếu nghĩ như vậy thì có ngày chưa già tim chúng ta sẽ suy yếu và hậu quả là tử vong do suy tim dần dần mà không biết.
Chúng ta phải hiểu thật rõ trái tim thứ 2, thứ 3 là gì để từ đó giúp và cộng tác cho trái tim thứ nhất của chúng ta bớt làm việc và làm việc nhẹ nhàng, hiệu quả hơn trong một cuộc đời 70 năm liên tục với số nhịp đập là :
2649 tỉ 024 triệu nhịp trong 70 năm sống giữa trần gian
Hãy thương xót nó, nếu không, có ngày nó sẽ suy yếu và không còn đập nữa và ta sẽ nhắm mắt lìa đời dù các cơ quan khác vẫn còn tốt, thật là đáng tiếc làm sao…
TRÁI TIM THỨ 3
Đó chính là lòng bàn chân. Chắc các bạn ngạc nhiện lắm phải không ? Xin từ từ đọc những lợi ích của nó về mặt đông tây y thì sẽ rõ.
Về mặt Tây y :
1/ Lòng bàn chân là nơi có nhiều mạch máu, mao mạch ngoại biên nhất, có cả hàng ngàn mao mạch. Nếu máu ở đây được cung cấp tốt thì ta sẽ khỏe hơn và nếu lòng bàn chân được kích thích nhiều thì các mao mạch ở đó sẽ dãn nỡ, oxygen đến tận cùng tế bào đầy đủ nhất. Kết quả huyết áp sẽ hạ trong chừng mức sinh lý và máu ra ngoại biên nhiều hơn, bệnh tật ít có cơ hội phát triển. Nhất là trái tim đỡ phải tống máu tối đa vì các mao mạch lòng bàn chân dãn nỡ sẽ làm cho máu tự động đi ra ngoại biên hơn là cần lực tim co bóp mạnh đẩy máu đi đến đó
2/ Hơn nữa lòng bàn chân ở một vị trí thấp nhất của cơ thể nên các mạch máu ở đây khi dãn nỡ thì sẽ tạo một lực hút mạnh kéo máu khắp châu thân đi xuống và ra ngoại biên rất đầy đủ mà không cần đến lực bóp nhiều của tim do đó có thể trợ lực cho tim một cách hữu hiệu. Tim không cần phải cố gắng mà chỉ cần những nhát bóp nhẹ nhàng cũng đưa máu ra ngoại biên, tim sẽ khỏe và bền vững với thời gian mà không suy yếu lúc tuổi chưa già hoặc tuổi đã già.
3/ Nếu để cho lòng bàn chân lạnh thì các mạch máu ở đó sẽ co lại càng làm cho oxy không ra đủ ngoại biên và tim phản ứng lại bằng cách tăng cường lực co bóp, lâu ngày sẽ làm tim yếu và suy. Thực hiện ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ ở một vài bài tập dưỡng sinh hay dùng máy sấy tóc sấy ấm lòng bàn chân.
7 tháng 4, 2021
Đau cổ, vai, gáy, lưng và xương khớp từ đầu đến chân: Chỉ cần tập 5 động tác này là sẽ đỡ hẳn !
Bạn bị đau xương khớp cổ vai gáy, đau lưng và đầu gối? Bạn đang tìm một bài tập thể dục giúp phòng và chữa bệnh này? Đây chính là gợi ý tuyệt vời nhất mà bạn nên thử tập ngay..
Bệnh đau xương khớp không quá nguy hiểm, nhưng giảm chất lượng sống, bạn đừng chủ quan
Bệnh xương khớp được xem là một trong những căn bệnh phổ biến, càng ngày càng trẻ hóa với tỉ lệ người mắc bệnh tăng cao. Nhưng do các dấu hiệu bệnh xuất hiện ở mức từ nhẹ đến nặng, từ không rõ ràng đến đau đớn có trải qua một quãng thời gian khá dài nên nhiều người hầu như không để ý, thậm chí coi nhẹ căn bệnh nguy hiểm này.
Tuy nhiên theo các chuyên gia sức khỏe, đây là căn bệnh có thể làm giảm chất lượng sống, gây đau đớn và rất khó để điều trị triệt để trong khi bệnh có xu hướng nặng lên theo thời gian. Cách tốt nhất để giải quyết các chứng đau xương khớp chính là tập thể dục.
Trong muôn vàn bài tập, bạn biết chọn tập động tác nào khi thời gian có hạn mà lại muốn tăng nhanh hiệu quả tập luyện? Hãy tham khảo 5 động tác đơn giản dưới đây. Nếu bạn muốn cải thiện các chứng đau, việc của bạn là phải kiên trì tập, sáng và tối hoặc bất kỳ lúc nào rảnh rỗi.
Bệnh đau cổ vai gáy, đau lưng hay đầu gối… không chỉ tác động tại điểm đau, mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh khác như đau đầu chóng mặt, ù tai, đi lại khó khăn, vóc dáng vì ảnh hưởng, khiến cho người bệnh khó chịu và khổ sở.
chữa đau đầu chóng mặt: Kiễng gót chân: Bài tập mang lại 10 tác dụng chữa bệnh hiệu quả
VCCorp.vn
Chuyên gia Đông y cho rằng, kiễng gót chân có thể mang lại lợi ích không hề nhỏ đối với sức khỏe. Chân được xem ...