Tìm Kiếm

31 tháng 7, 2013

Bài giảng ĐTC bế mạc Đại hội Giới trẻ


Trong bài giảng về việc ra đi rao giảng Tin Mừng, ĐTC quảng diễn ý nghĩa chủ đề của Ngày Quốc tế giới trẻ thứ 28: "Các con hãy ra đi và làm cho mọi dân tộc thành môn đệ”. Ngài tóm tắt trong ba từ: Hãy ra đi, không sợ hãi, để phục vụ, và nói:

- "Các con hãy ra đi". Trong những ngày này tại Rio, các bạn có thể cảm nghiệm thật đẹp về cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu và cùng nhau gặp Chúa, các bạn đã cảm thấy niềm vui đức tin. Nhưng kinh nghiệm về cuộc gặp gỡ này không thể bị khép kín trong cuộc sống riêng tư hoặc trong nhóm nhỏ nơi giáo xứ, phong trào, cộng đoàn của các bạn. Làm như vậy giống như lấy mất dưỡng khí của ngọn lửa đang cháy. Đức tin là một ngọn lửa càng cháy sáng nếu càng được chia sẻ, thông truyền, để tất cả có thể nhận biết, yêu thương và tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Chúa tể sự sống và lịch sử (Xc Rm 10,9).

alt

ĐTC nhấn mạnh rằng đây không phải là một điều tùy ý, nhưng là một mệnh lệnh của Chúa, tuy nhiên mệnh lệnh này không phát sinh từ ý muốn thống trị hoặc quyền lực, nhưng từ sức mạnh của tình thương, vì Chúa Giêsu trước tiên đến giữa chúng ta, ban cho chúng ta không phải một cái gì đó của Ngài, nhưng là toàn thể con người của Ngài, đã ban sự sống của Ngài để cứu chuộc và to cho chúng ta tình thương và lòng từ bi của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không đối xử với chúng ta như người nô lệ, nhưng như những người tự do, như bạn hữu và như những người em.. Chúa gửi chúng ta đến với tất cả mọi người để mang Tin Mừng cho họ.. Một đại tông đồ của Brazil này là chân phước José de Anchieta đã ra đi truyền giáo khi mới 19 tuổi. Các bạn có biết đâu là phương tiện tốt đẹp nhất để rao giảng Tin Mừng cho người trẻ? Thưa đó là một người trẻ khác. Đó là con đường cần phải đi theo!

- Điều thứ hai: ”không chút sợ hãi”. ĐTC nói: có thể có người nghĩ: tôi không được chuẩn bị chuyên biệt gì cả, làm sao tôi có thể ra đi và loan báo Tin Mừng? Bạn thân mến, sự sợ hãi của bạn không khác xa bao nhiêu sự sợ hãi của Giêrêmia, một người trẻ như các bạn, đã được Thiên Chúa kêu gọi làm ngôn sứ. Chúng ta vừa nghe lời Giêrêmia: ”Chúa ơi, con đâu biết nói vì con còn trẻ. Chúa cũng nói với các bạn điều Ngài đã nói với Giêrêmia: ”Con đừng sợ [..] vì Ta ở với con để bảo vệ con” (Gr 1.7.8). Chúa ở với chúng ta!

alt

”Đừng sợ!” Khi chúng ta ra đi loan báo Chúa Kitô, chính Ngài đi trước, hướng dẫn chúng ta. Khi sai các môn đệ đi truyền giáo, Chúa đã hứa: ”Thầy ở với các on mọi ngày” (Mt 28,20). Và điều này cũng được áp dụng cho chúng ta! Chúa Giêsu không để chúng ta lẻ loi, Ngài không bao giờ để các bạn lẻ loi! Chúa luôn tháp tùng các bạn.

Rồi Chúa Giêsu không nói: ”Con hãy đi!, nhưng Ngài nói ”Các con hãy đi!”, chúng ta cùng được sai đi. Các bạn trẻ thân mến, các bạn hãy cảm thấy sự đồng hành của toàn thể Giáo Hội, và cả sự hiệp thông của các thánh trong sứ mạng này. Khi chúng ta cùng nhau đương đầu với các thách đố, thì chúng ta mạnh mẽ, chúng ta khám phá những năng lực mà chúng ta không biết là mình có. Chúa Giêsu không kêu gọi các tông đồ để sống cô lập, Ngài kêu gọi họ để họp thành một nhóm, một cộng đoàn. Hỡi các linh mục quí mến, đang đồng tế với tôi Thánh lễ này, các cha đến đây tháp tùng những người trẻ, đây là điều thật đẹp, chia sẻ kinh nghiệm đức tin này. Nhưng đây là một giai đoạn trong hành trình. Các cha hãy tiếp tục tháp tùng các bạn trẻ với lòng quảng đại và vui tươi, hãy giúp họ dấn thân tích cực trong Giáo Hội, ước gì họ không bao giờ cảm thấy lẻ loi!

- ĐTC đề cập đến điều cuối cùng: ”để phục vụ”: ”Thánh Phaolô trong bài đọc chúng ta vừa nghe, đã nói: ”Tôi trở nên tôi tớ mọi người để kiếm được nhiều người hơn” (1 Cr 9,19). Để loan báo Chúa Giêsu, thánh Phaolô đã trở nên ”đầy tớ mọi người”. Rao giảng Tin Mừng là đích thân làm chứng về tình yêu Thiên Chúa, là vượt thắng sự ích kỷ của chúng ta, là phục vụ bằng cách cúi mình xuống rửa chân cho anh em chúng ta như Chúa Giêsu đã làm.

alt

”Các con hãy ra đi, không sợ hãi, để phục vụ. Khi sống theo 3 lời này, các bạn sẽ cảm nghiệm được rằng người rao giảng Tin Mừng thì cũng được trở nên Tin Mừng, ai thông truyền niềm vui đức tin, thì cũng nhận được niềm vui. Các bạn trẻ thân mến, khi trở về nhà, các bạn đừng sợ trở nên quảng đại với Chúa Kitô, đừng sợ làm chứng cho Tin Mừng của Chúa. Trong bài đọc thứ I, khi Chúa sai ngôn sứ Giêrêmia, Ngài ban cho ông quyền được ”loại bỏ và phá đổ, phá hủy và san bằng, xây dựng và vun trồng” (Gr 1,10). Cả các bạn cũng như thế. Mang Tin Mừng là mang sức mạnh của Thiên Chúa để nhổ bỏ và phá hủy sự ác và bạo lực; để phá tan và đạp đổ những hàng rào ích kỷ, bất bao dung và oán thù; Để kiến tạo một thế giới mới, Chúa Giêsu Kitô hy vọng nơi các bạn! Giáo Hội cậy dựa vào các bạn! Giáo Hoàng hy vọng nơi các bạn! Xin Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ chúng ta luôn tháp tùng các bạn với sự hịu hiền của Mẹ: ”Các con hãy ra đi và làm cho mọi dân tộc thành môn đệ!. Amen.

Lm Giuse Trần Đức Anh OP (http:gxdaminh.net)

29 tháng 7, 2013

Feast of Blessed Father Saint Dominic (August 8, 2013)


A. Introduction 

a) To the Holy Mass

Dear Sisters and Brothers in Christ, good morning!
Today we celebrate the Feast of Saint Dominic, Founder of the Order of Preachers, also known as the Dominicans.  
Born 8 centuries ago, Saint Dominic is still preaching to us the saving truth of Jesus Christ, Our Lord and Savior.  Indeed, the message of the Gospel brought to the world by the First Preacher, Who claims to be the Way, the Truth, and the Life, has been transmitted and explained faithfully by Saint Dominic’s children.
We thank God for the gift of Saint Dominic and his preaching community.  We pray in this Holy Mass for the grace of courage which the preachers of truth badly need, particularly in this time of crisis when “people will not tolerate sound doctrine”, so as God’s Word would not be chained.”
Please all stand for the entrance hymn.     

b) To the Readings 

- First Reading Is 52:7-10
The Prophet Isaiah offers us so beautiful a picture of the preacher who, on his mission trip through many and different places, brings the Good news of God’s saving love to all peoples and nations. 
- Second Reading 2 Tim 4:1-8
Saint Paul urges his disciple, Bishop Timothy, to be persistent and patient in proclaiming the Word of salvation.  This message becomes more timely than ever in our world when more false teaching can be found than true one.  


B. Hymns for Holy Mass

a) Entrance: Here I Am, Lord (English Missal #279)                   
b) Responsorial: Dominique  
c) Offertory: Blest Are You, Lord (Song Book #147)  
d) Communion: O beauty, Ever Ancient (English Missal #264)
e) Recessional: O Light of the Church

Song of the Week: Feast of Our Blessed Father Saint Dominic (August 8, 2013)

1. Entrance: Here I Am, Lord (English Missal # 279)


2. Responsorial: Dominique


Dominique
By Sister Sourire

Refrain: 

Dominique, nique, nique, over the land he plods along
And sings a little song
Never asking for reward
He just talks about the Lord
He just talks about the Lord

At a time when Johnny Lackland
Over England was the King
Dominique was in the backland
Fighting sin like anything

Now a heretic, one day
Among the thorns forced him to crawl
Dominique with just one prayer
Made him hear the good Lord's call

Without horse or fancy wagon
He crossed Europe up and down
Poverty was his companion
As he walked from town to town

To bring back the straying liars
And the lost sheep to the fold
He brought forth the Preaching Friars
Heaven's soldier's, brave and bold

One day, in the budding Order
There was nothing left to eat
Suddenly two angels walked in
With a loaf of bread and meat

Dominique once, in his slumber
Saw the Virgin's coat unfurled
Over Frairs without number
Preaching all around the world

Grant us now, oh Dominique
The grace of love and simple mirth
That we all may help to quicken
Godly life and truth on earth


(Original French Version)

Dominique, nique, nique s'en allait tout simplement
Routier pauvre et chantant
En tous chemins, en tous lieux, il ne parle que du Bon Dieu
Il ne parle que du Bon Dieu

A l'époque où Jean-sans-Terre d' Angleterre était le Roi
Dominique, notre Père, combatit les Albigeois

Ni chameau, ni diligence il parcourt l'Europe à pied
Scandinavie ou Provence dans la sainte pauvreté

Certain jour un hérétique par des ronces le conduit,
Mais notre Père Dominique par sa joie le convertit.

Enflamma de toute école filles et garcons pleins d'ardeur
Et pour semer la Parole inventa les Frères-Précheurs

Chez Dominique et ses frères le pain s'en vint à manquer
Et deux anges se présentèrent portant de grands pains dorés

Dominique vit en rêve les précheurs du monde entier
Sous le manteau de la Vierge en grand nombre rassemblés

Dominique, mon bon Père, gardé-nous simples et gais
Pour annoncer à nos frères la Vie et la Vérité 

3. Offertory: Blest Are You, Lord (Song Book # 147)


4. Communions: O beauty, Ever Ancient (English Missal # 264)


5. Recessional: O Light of the Church




"O Light Of The Church" by Fr. Francis Nguyen, O.P



O Light of the Church
Lyrics:  O Lumen
Music: Fr. Francis Nguyen, O.P.

O Light of the Church,
Teacher of Truth,
Rose of Patience,
Ivory of Chastity!
You freely poured forth the water of Wisdom.
Preacher of Grace, unite us to the Blessed!
Refrain:    
Pray for us, O Blessed Father Dominic, 
that we may be made worthy of the promises of Christ! (2 times)

Saint Dominic, Priest & Religious (August 8, 2013)


First reading (Isaiah 52: 7 - 10)
A reading from the book of the Prophet Isaiah
How beautiful on the mountains are the feet of those who bring good news, who proclaim peace, who bring good tidings, who proclaim salvation, who say to Zion, “Your God reigns!” Listen! Your watchmen lift up their voices; together they shout for joy. When the Lord returns to Zion, they will see it with their own eyes. Burst into songs of joy together, you ruins of Jerusalem, for the Lord has comforted his people, he has redeemed Jerusalem. The Lord will lay bare his holy arm in the sight of all the nations, and all the ends of the earth will see the salvation of our God.

Bài đọc I (Isaiah 52: 7 - 10)
Đẹp thay trên đồi núi, bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ và nói với Xi-on rằng: “Thiên Chúa ngươi là Vua hiển trị”. Kìa nghe chăng quân canh gác của ngươi cùng cất tiếng reo hò vang dậy; họ sẽ được thấy tận mắt Đức Chúa đang trở về Xi-on. Hỡi Giê-ru-sa-lem điêu tàn hoang phế, hãy đồng thanh bật tiếng reo mừng, vì Đức Chúa an ủi dân Người, và cứu chuộc Giê-ru-sa-lem. Trước mặt muôn dân, Đức Chúa đã vung cánh tay thần thánh của Người: Ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta, người bốn bể rồi ra nhìn thấy.

Responsorial Psalm (Ps 96:1.2.7.10)
R/ Proclaim God’s marvelous deeds to all the nations.
R/ Nào công bố cho các quốc gia biết những kỳ công của Thiên Chúa.

1. Sing to the Lord a new song; sing to the Lord, all you lands. Sing to the Lord; bless his name. R/
Hát lên mừng Chúa một bài ca mới, hát lên mừng Chúa, hỡi toàn thể địa cầu! Hát lên mừng Chúa, chúc tụng Thánh Danh!

2. Announce his salvation, day after day. Tell his glory among the nations; among all peoples, this wondrous deeds. R/
Ngày qua ngày, hãy loan báo ơn Người cứu độ, kể cho muôn dân biết Người thật là vinh hiển, cho mọi nước hay những kỳ công của người.

7. Give to the Lord, you families of nations, give to the Lord glory and praise; give to the Lord the glory due his name! R/
Hãy dâng Chúa, hỡi các dân các nước, dâng Chúa quyền lực và vinh quang, hãy dâng Chúa vinh quang xứng danh Người.

10. Say among the nations: The Lord is king. He has made the world firm, not to be moved; he governs the peoples with equity. R/
Hãy nói với chư dân: Chúa là Vua hiển trị, Chúa thiết lập địa cầu, địa cầu chẳng chuyển lay, Người xét xử muôn nước theo đường ngay thẳng.

Second reading (2 Tim 4: 1 - 8)
A reading from the second letter of Saint Paul to Timothy
My dear brother: In the presence of God and of Christ Jesus, who will judge the living and the dead, and in view of his coming and his kingdom, I give you this charge: Preach the Word; be prepared in season and out of season; correct, rebuke and encourage – with great patience and careful instruction. For the time will come when men will not put up with sound doctrine. Instead, to suit their own desires, they will gather around them a great number of teachers to say what their itching ears want to hear. They will turn their ears away from the truth and turn aside to myths. But you, keep your head in all situations, endure hardship, do the work of an evangelist, discharge all the duties of your ministry. For I am already being poured out like a drink offering, and the time has come for my departure. I have fought the good fight, I have finished the race, I have kept the faith. Now there is in store for me the crown of righteousness, which the Lord, the righteous Judge, will award to me on that day – and not only to me, but also to all who have longed for his coming.

Bài đọc II (2 Tim 4: 1 - 8)
Trước mặt Thiên Chúa và Đức Ki-tô Giê-su, Đấng sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết, Đấng sẽ xuất hiện và nắm vương quyền, tôi tha thiết khuyên anh: hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ. Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường. Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh. Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu tươi đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện.

R/ Alleluia, alleluia (Jn 8: 12)
I am the light of the world, says the Lord; whoever follows me will have the light of life.
Chúa nói: “Tôi là ánh sáng thế gian, ai theo tôi, sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống”.

The Gospel (Lk 9: 57-62)
A reading from the holy Gospel according to Luke
As Jesus and his disciples were proceeding on their journey someone said to him, “I will follow you wherever you go”. Jesus answered him, “ Foxes have dens and birds of the sky have nests, but the Son of man has nowhere to rest his head”. And to another he said, “Follow me”. But he replied, “Lord, let me go first and bury my father”. But he answered him, “Let the dead bury their dead. But you, go and proclaim the Kingdom of God”. And another said, “I will follow you, Lord, but first let me say farewell to my family at home”. He said, “No one who sets a hand to the plow and looks to what was left behind is fit for the Kingdom of God”.

Phúc âm (Lk 9: 57-62)
Đang khi Thầy trò đi đường thì có kẻ thưa Người rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo”. Người trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu”. Đức Giê-su nói với một người khác: “Anh hãy theo tôi!” Người ấy thưa: “Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã”. Đức Giê-su bảo: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa”. Một người khác nữa lại nói: “Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã”. Đức Giê-su bảo: “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa”.

Homily for the 17th Sunday in Ordinary Time (Year C)


Listen to audio: click here

Homily for the 17th Sunday in Ordinary Time (Year C)
(On Lk 11:1-13)
Fr. Joseph Pham Quoc Van, O.P.
(July 28, 2013)

My dear brothers and sisters,
Today's gospel contains a very important thing in Christian life, it is prayer. The Gospel of Luke is often described as 'the Gospel of Prayer,' because in his Gospel St. Luke presents Jesus always praying to the Father at all important moments of his life. Today's Gospel Reading also begins with Jesus praying. What a wonderful scene Luke paints for us today! The disciples watch Jesus at prayer. They see how much prayer means to him. Impressed, one of them comes forward and says to him, "Lord, teach us to pray..."
In response, Jesus does more than he is asked, for he teaches them WHAT to pray for, HOW to pray and WHAT RESULTS they can expect from their prayer. He begins by sharing the Lord's Prayer with them. Then Jesus completes his lesson on prayer by telling two parables. The first urges us to persist in prayer. The second reminds us that we do not always pray for the right things. God knows best how our prayers should be answered.
Lord, teach us to pray. Every Christian who prays wants to pray better. They can’t help but want this. If prayer is desire for God they want to desire more. If prayer is a reaching out they want to reach further. If prayer is opening to God they want to open wider. If prayer is union with God they want closer union. Lord, teach us to pray: this is the plea of every disciple.
The Lord’s best answer to this question is: Say this when you pray: ‘Father, may your name be held holy, your kingdom come... .’
Two wonderful things are going on here. Firstly we praying in the words Jesus himself has given us to pray and secondly, we discover that we are praying with him.
We are praying together, side by side – prayer partners – if you like. But more than that, Jesus allows us, through the prayer he has given us, to join him in his prayer, and we discover that we are praying through him, with him, in him. Our prayer becomes his prayer.
To pray as Christians is to put ourselves in the situation where we see God as father and speak to Him as His children. When children speak to their parents, there is hardly a right or wrong way. They simply focus on one thing, to put into words and body language what they feel in the heart.
Children trust their parents to always do what is in the children’s best interest. “Is there anyone among you who, if your child asks for a fish, will give a snake instead of a fish? Or if the child asks for an egg, will give a scorpion?” Children, like the friend at midnight, refuse to take no for an answer. Say no to them and tomorrow they are sure to come back with the very same request. Jesus teaches us, as God’s children, to show the same spirit of perseverance in prayer.
My dear brothers and sisters, to summarise the rest of the Gospel reading today we might say that Jesus teaches us to pray also with persistence and with hope. Our prayers will be answered. That is his promise. Ask and it will be given to you. Seek and you will find. Knock and the door will be opened to you.



Let Our Best Wishes Always Surround Your Magnificent Life.  We Pray For Your Good Health And Joy Through Years To Come.   

27 tháng 7, 2013

Nữ giáo sư nuôi trẻ mồ côi

Hơn 40 năm qua, Giáo sư Lê Kim Ngọc, nhà khoa học sinh vật nổi tiếng thế giới, bỏ ra không biết bao công sức để giúp đỡ trẻ em mồ côi ở Việt Nam.

Giáo sư Lê Kim Ngọc
Giáo sư Lê Kim Ngọc - Ảnh: Khả Hòa

Cuộc cách mạng trong thực vật học

Hồi thập niên 1970, những tờ báo hàng đầu tại Pháp như Le Monde, Paris Match, Sciences et Avenir… đã mô tả Giáo sư (GS) Lê Kim Ngọc là “Nữ bác học Việt Nam” khi đăng bài viết về công trình “Lát mỏng tế bào” của bà. Sinh ra tại Vĩnh Long vào năm 1934, đến năm 1 tuổi, bà theo mẹ lên sinh sống tại Sài Gòn rồi được các anh chị nuôi ăn học sau khi mẹ bà mất. Thuở nhỏ, bà theo học tại Trường nữ trung học Gia Long (nay là Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai ở TP.HCM). Từ lớp 10 đến khi thi đỗ tú tài, bà theo học tại Trường Marie Curie rồi nhận được học bổng du học tại Pháp. Năm 1953, Lê Kim Ngọc bắt đầu cuộc đời sinh viên tại Đại học Sorbonne (Paris, Pháp). Ba năm sau, bà đỗ tốt nghiệp hạng ưu ngành khoa học tự nhiên rồi nghiên cứu sinh tại Trung tâm quốc gia nghiên cứu Pháp.
Lúc bấy giờ, tôi thấy bên nhà có nhiều trẻ em mồ côi do hoàn cảnh chiến tranh. Vì thế, tôi muốn lập những làng trẻ mồ côi để nuôi dạy các em trong khung cảnh gia đình, có người mẹ

GS Lê Kim Ngọc

Kể từ đó, bà Lê Kim Ngọc đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là công trình “Lát mỏng tế bào”. Công trình này mang ý nghĩa mở đường, khai mở một thời kỳ mới cho ngành công nghệ sinh học thực vật khi được ứng dụng rộng rãi trong nhân giống, thuần theo cây mẹ, trong công nghệ ghép gien để tạo giống mới vì phải trắc nghiệm xem các cây vừa tạo ra đã nhập thực sự gien đó hay không. Ưu điểm của phương pháp này là các mầm được tạo ra ngay trên các tế bào gốc chứ không qua thể chai (còn gọi là thể sần - callus) nên ít bị đột chứng biến đổi gien (genetic variation)...”. Từ đó, phương pháp “Lát mỏng tế bào” có thể bắt mầm cây nở hoa theo ý muốn, giúp cải tạo cây đạt hiệu quả hơn. Phương pháp này trở thành nền tảng cho việc nghiên cứu cải tạo giống cây ngày nay. Vì thế, đây là một công trình mang tính đột phá đối với ngành sinh học thế giới hồi thập niên 1970. Tên tuổi của GS Lê Kim Ngọc được nhắc đến rộng rãi trên các ấn phẩm, chuyên san khoa học hàng đầu thế giới, như tờ Nature của Anh.

Bà lập gia đình cùng GS Trần Thanh Vân vào thập niên 1960 và sinh ra 2 người con gái. Hiện nay, vợ chồng bà có tất cả 6 cháu ngoại.

Bán thiệp nuôi trẻ mồ côi

Ở tuổi 79, bà vẫn không ngại khó khăn di chuyển qua lại giữa Pháp và Việt Nam để chăm lo cho những trẻ em quê nhà. Tất cả đều nhằm tiếp tục phát triển Tổ chức Giúp đỡ trẻ em Việt Nam (Aide à l’Enfance du Vietnam - AEVN) do bà sáng lập tại Pháp vào năm 1970. Trả lời Thanh Niên, GS Ngọc cho biết lý do bà sáng lập AEVN: “Lúc bấy giờ, tôi thấy bên nhà có nhiều trẻ em mồ côi do hoàn cảnh chiến tranh. Vì thế, tôi muốn lập những làng trẻ mồ côi để nuôi dạy các em trong khung cảnh gia đình, có người mẹ”. Vì muốn chăm lo cho trẻ mồ côi ở quê nhà, bà cùng chồng là GS Trần Thanh Vân bắt đầu gây quỹ bằng cách bán thiệp từ năm 1971.

Làng trẻ em SOS Việt Nam được thiết lập trên bốn nguyên tắc sư phạm của Tổ chức Làng trẻ em SOS quốc tế là bà mẹ, anh chị em, mái ấm gia đình và cộng đồng làng, là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc và giúp đỡ trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tìm lại tình yêu thương, được tạo điều kiện hưởng đầy đủ quyền về trẻ em, được phát triển toàn diện để trở thành công dân có ích. Mỗi làng trẻ em SOS có từ 12 - 20 gia đình. Mỗi gia đình có một người mẹ SOS chăm sóc và nuôi dạy từ 8 - 10 trẻ. Đến nay, có tổng cộng 14 làng trẻ em SOS tại Việt Nam. Dự kiến, sẽ sớm có thêm 2 làng nữa tại Gia Lai và Thái Bình.
Cứ thế, hai vợ chồng bà cùng một số bạn bè và sinh viên dậy thật sớm để đi bán thiệp khi nhiệt độ bên ngoài nhiều lúc âm từ 10 - 15 độ C. Vợ chồng bà phải nhờ người chị cả trông con giúp trong lúc đi bán thiệp. Khi đó, mỗi xấp thiệp được bán với giá khoảng 10 franc. Việc bán thiệp chủ yếu tập trung vào các nhà thờ trong dịp cuối tuần. Có lẽ, do nhìn thấy nỗ lực không quản công cực khổ của những tình nguyện viên AEVN mà nhiều người đã mua ủng hộ. Từ nguồn quyên góp này, AEVN đã góp tiền nuôi dưỡng các em ở Làng trẻ em SOS tại Gò Vấp, Sài Gòn, từ năm 1971 - 1973. Đến năm 1974, sau 3 năm liên tiếp bán thiệp, AEVN quyên góp được khoảng 500.000 USD (tính theo thời giá bấy giờ) làm nguồn quỹ xây dựng nên Làng trẻ em SOS ở Đà Lạt. Đây là làng trẻ em SOS đầu tiên do AEVN xây dựng với mô hình như một ngôi nhà ở thông thường, các em nhỏ được nuôi dưỡng bởi những người mẹ. Sau năm 1975, cả làng SOS ở Gò Vấp lẫn Đà Lạt đều phải ngưng hoạt động.

Mãi đến năm 1989, AEVN phải tái dựng Làng SOS Đà Lạt và tổ chức xây dựng lại hoàn toàn Làng SOS Gò Vấp. Năm 1999, AEVN xây dựng trung tâm hỗ trợ trẻ em ở Thủy Xuân, Huế, và lập trường dạy nghề làm bánh mì và bánh ngọt Pháp. Các em ra trường được làm trong các khách sạn lớn ở Huế, Hội An, Hà Nội... Một em đã đậu thủ khoa đại học và được giữ lại trường làm giảng viên đại học sau khi tốt nghiệp, một em đang làm luận án tiến sĩ tại ĐH Osaka (Nhật Bản). Năm 2006, hội xây dựng Làng SOS Quảng Bình và có một số em tại làng này đã thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh.

Về sau, với sự phát triển của internet khiến việc bán thiệp khó khăn, AEVN phải tổ chức bán hàng vào dịp Noel. Ngoài ra, một số tình nguyện viên không chỉ “chạy rông” bán thiệp mà còn nhận đỡ đầu trẻ em ở các làng SOS do AEVN xây dựng. Chia sẻ với Thanh Niên, GS Trần Thanh Vân cho hay AEVN hiện đóng góp khoảng 150.000 euro (gần 200.000 USD) mỗi năm cho 3 làng SOS trên.  Không chỉ giúp nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, GS Lê Kim Ngọc luôn song hành cùng chồng trong các dự án góp phần nâng tầm khoa học Việt Nam mà Thanh Niên từng đăng bài. 

Ngô Minh Trí (thanhnien.com.vn)

Người góp phần nâng tầm khoa học Việt

Không chỉ thành công trong nghiên cứu, GS Trần Thanh Vân còn sáng lập và duy trì đều đặn nhiều hội nghị khoa học uy tín toàn cầu và góp phần nâng tầm khoa học Việt Nam.

Người Việt tài trí: Người nâng tầm khoa học Việt
GS Trần Thanh Vân trong lần về VN cuối tháng 3 - Ảnh: Diệp Đức Minh


Gặp GS Trần Thanh Vân hồi đầu tuần, nhân dịp ông về Việt Nam làm việc, gương mặt có vẻ mệt mỏi sau một chuyến bay dài nhưng ánh mắt vẫn sáng lên sự minh mẫn dù đã ở tuổi 79.
Chúng tôi mong có thể tạo điều kiện cho các bạn trẻ để các bạn có cơ hội tiếp xúc với các nhà khoa học thế giới và đóng góp vào sự tiến triển của khoa học và công nghệ nước ta
GS Trần Thanh Vân

Đóng góp vào khám phá vĩ đại

Thấm thoát đến nay đã được 50 năm kể từ khi luận án tiến sĩ quốc gia của ông góp phần chứng minh rằng hạt neutron, nằm trong hạt nhân nguyên tử, được cấu thành bởi những hạt nhỏ hơn về sau gọi là quark.

Ông chậm rãi kể lại quá trình học tập và nghiên cứu của mình: “Tôi sinh năm 1934 tại Quảng Bình, sang Pháp vào đầu năm 1953 để tiếp tục học lớp 11. Tôi thi tú tài bên Pháp, rồi ở lại học đại học tại nước này. Sau đó tôi vào làm ở Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia của Pháp. Lúc bấy giờ, người ta cho rằng hạt proton, một cấu phần của hạt nhân nguyên tử, là một hạt không phân chia được nữa. Đến năm 1957-1958, GS

Hofstadter ở Đại học Stanford (Mỹ) làm thí nghiệm cho biết hạt proton không phải là loại hạt không phân chia được, mà bao gồm các hạt nhỏ hơn bên trong. Khi đó, tôi đang làm luận án (tiến sĩ quốc gia - NV) và đề tài của tôi là tìm xem hạt neutron có giống proton hay không. Tôi làm về lý thuyết và phối hợp với thí nghiệm về vấn đề ấy. Luận án đã đưa đến kết luận là hạt neutron cũng có kết cấu giống proton và cũng bao gồm những hạt nhỏ hơn bên trong gọi là quark. Từ đó đến nay cộng đồng khoa học đã khám phá ra 6 hạt quark, 6 hạt lepton và 6 neutrino. Tháng 7.2012, Trung tâm CERN (Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu - NV) mới tìm ra một hạt mới tương tự với hạt Higgs mà lý thuyết Mô hình chuẩn đã dự đoán. Đầu tháng 3 vừa qua, Gặp gỡ Moriond (Rencontres de Moriond) vinh dự được CERN chọn làm nơi công bố hạt Higgs mà các nhà khoa học đã “săn lùng” từ gần 50 năm nay”.

Nơi gặp gỡ của các nhà khoa học

Đặc biệt, đối với cộng đồng khoa học thế giới, việc CERN chọn Gặp gỡ Moriond cũng là một sự kiện khẳng định tầm vóc của chương trình này. Đây là hội nghị do GS Vân sáng lập từ cách đây 50 năm. Kể lại quá trình hình thành Gặp gỡ Moriond, ông cho biết: “Vào năm 1966, tôi cùng một số bạn đồng nghiệp sáng lập Gặp gỡ Moriond. Lúc đầu, chỉ khoảng 20 người làm việc với nhau. Hội nghị này không chỉ là nơi để mọi người đến báo cáo kết quả nghiên cứu rồi đi. Tôi muốn tạo điều kiện để các nhà khoa học có thời gian bàn luận sâu sắc với nhau, có sinh hoạt chung để tạo điều kiện tốt cho sự cộng tác trong tương lai”.

Từ đó đến nay, Gặp gỡ Moriond được tổ chức liên tục hằng năm và trở thành điểm đến cho hàng trăm nhà khoa học hàng đầu thế giới, nhiều người trong số đó từng đoạt giải Nobel Vật lý. Chưa dừng lại ở đó, vào năm 1989, GS Vân đã sáng lập Gặp gỡ Blois chuyên về vật lý hạt, vật lý thiên văn, toán và toán tinh học, hóa học và sinh học. Thành phố Blois đã dành riêng cho hội nghị sử dụng lâu đài hoàng gia Blois, một lâu đài rất danh tiếng, mỗi năm trong cả một tuần lễ. Gặp gỡ Blois cũng đã trở thành một sự kiện quan trọng đối với cộng đồng khoa học thế giới.

Nỗ lực vì quê nhà

Không chỉ thành công nơi xứ người, GS Trần Thanh Vân còn vận dụng điều đó để đóng góp cho quê hương khi sáng lập nên Gặp gỡ Việt Nam, từ mô hình Moriond. Mọi việc bắt đầu hồi năm 1990, ông kể: “Tại Việt Nam, tôi có một người bạn rất thân là GS Nguyễn Văn Hiệu. Năm 1990, GS Hiệu đề nghị tôi về nước tổ chức hội nghị quốc tế để góp phần thúc đẩy khoa học nước nhà. Năm 1993, chúng tôi tổ chức Gặp gỡ Việt Nam đầu tiên. Đến năm 2006, chúng tôi đã tổ chức được 6 hội nghị. Thông qua các hội nghị ấy, những nhà khoa học thế giới đến để trao đổi với các nhà khoa học Việt Nam và tạo điều kiện để nhiều bạn trẻ khoa học Việt Nam có dịp gặp gỡ các nhà khoa học thế giới. Đó là mục tiêu đầu tiên của chúng tôi. Sau đó, chúng tôi thấy cần có mạng lưới kết nối các nhà khoa học thế giới với Việt Nam. Vì thế, chúng tôi mong muốn xây dựng một trung tâm khoa học để mời các nhà khoa học thế giới đến cộng tác, nhằm nâng cao hình ảnh khoa học Việt Nam trên thế giới cũng như vị thế của khoa học Việt Nam. Trong năm 2011 và 2012, chúng tôi đã tổ chức Gặp gỡ Việt Nam lần 7 và lần 8 ở Quy Nhơn, với sự tham dự của hàng trăm nhà khoa học đến từ 27 quốc gia. Tháng 8 tới, sẽ tổ chức tại Quy Nhơn cùng một lúc 4 hội nghị trong khuôn khổ Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 9. Vào dịp đó, cùng với Bộ Khoa học và Công nghệ, chúng tôi sẽ tiến hành lễ khánh thành Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành bên bờ biển Quy Nhơn”.

Nước Mỹ vinh danh
Năm ngoái, GS Trần Thanh Vân trở thành người châu Á thứ 3 và là người Việt Nam đầu tiên được Viện Vật lý Mỹ (API) trao huy chương Tate. Đây là sự vinh danh của Viện Vật lý Mỹ dành cho những nhà khoa học, nhà lãnh đạo tổ chức nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực vật lý. Chia sẻ với Thanh Niên về sự kiện này, GS Vân cho biết: “Trong hơn 50 năm, từ lúc thành lập vào năm 1959 đến 2012, API chỉ tặng huy chương Tate cho 12 người, trong ấy có 2 nhà bác học nổi tiếng là GS Abdus Salam, giải thưởng Nobel năm 1979 - người sáng lập Trung tâm quốc tế vật lý lý thuyết (ICTP) ở Trieste, Ý và GS Yu Lu thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc”.
Với Ban Cố vấn quốc tế gồm hàng chục GS đầu ngành thế giới trong đó có 9 GS từng đoạt giải Nobel, uy tín của Gặp gỡ Việt Nam ngày càng tăng cao, thu hút nhiều nhà khoa học nổi tiếng đến tham dự. GS Trần Thanh Vân kỳ vọng: “Chúng tôi mong rằng trong 5-10 năm nữa, với sự đóng góp của các nhà khoa học trong và ngoài nước,  trung tâm sẽ là nơi tập trung của các nhà khoa học thế giới cũng như các Gặp gỡ Moriond và Gặp gỡ Blois”.

GS Vân còn đặc biệt nỗ lực để hỗ trợ thế hệ trẻ Việt Nam nghiên cứu khoa học. Hồi năm 1993, sau khi Gặp gỡ Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức, ông cùng với GS Nguyễn Văn Hiệu nhận thấy cần phải có một lớp học để giúp các bạn trẻ VN cập nhật kiến thức về vật lý năng lượng cao, vật lý thiên văn. Từ năm 1994 đến nay, lớp học như vậy được tổ chức hằng năm, kéo dài trong 2 tuần dưới cái tên tiếng Anh là Vietnam School of Physics. “Nhằm mục tiêu đào tạo những nhà vật lý cho tương lai”, GS Vân chia sẻ.

Bên cạnh đó, ngay từ năm 1994, ông cùng với vợ mình là GS Lê Kim Ngọc (cũng 79 tuổi) nhà khoa học nổi danh thế giới suốt nửa thế kỷ qua với lý thuyết lát mỏng tế bào, đã lập quỹ học bổng cho nghiên cứu sinh và sau đó từ năm 2001 kết hợp cùng GS Odon Vallet trao hàng ngàn suất học bổng cho học sinh, sinh viên và nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam với con số lên đến hàng chục tỉ đồng mỗi năm.

Đối với GS Trần Thanh Vân, việc chăm sóc thế hệ trẻ cần được quan tâm ngay từ sớm. Đó là lý do vợ chồng ông đã thành lập nên 3 làng trẻ em SOS ở Đà Lạt, Huế và Quảng Bình lần lượt vào các năm 1974, 1999 và 2006. Từ năm 2000, GS Vân đã triển khai chương trình “Bàn tay nặn bột” với mục tiêu khuyến khích và nâng cao tiềm năng khoa học của các em học sinh tiểu học. Sau 10 năm hoạt động và đào tạo gần 2.000 giáo viên tiểu học trong chương trình này, Bộ GD-ĐT đang lập dự án để phát triển chương trình này ở tất cả các tỉnh thành. Ông tóm lại: “Mục tiêu là làm sao để trẻ em VN có cơ hội đi học và được mở mang trí tuệ”.  

Người Việt tài trí: Người nâng tầm khoa học Việt
GS Lê Kim Ngọc, Chủ tịch Tổ chức Giúp đỡ trẻ em Việt Nam tại Pháp, thăm Làng trẻ em SOS Đồng Hới, tháng 9.2012 - Ảnh: Hàm Châu

Ngô Minh Trí (thanhnien.com.vn)

Gặp gỡ Việt Nam 20 năm qua và sắp tới…

Đầu tháng 8-2013, tại Bình Định, sẽ diễn ra Gặp gỡ Việt Nam lần thứ IX với quy mô chưa từng có. Tám nhà bác học Giải thưởng Nobel và mấy trăm nhà vật lý khắp các lục địa đến dự, nhân khánh thành Nhà Hội nghị trong Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành bên bở biển Quy Nhơn. Đây là một “cơ hội nghìn vàng” dành cho giới khoa học Việt Nam.

Tôi vẫn còn nhớ như in những kỷ niệm ấm lòng khi được mời dự Gặp gỡ Việt Nam lần thứ nhất về vật lý tai Nhà khách Bộ Quốc phòng ở phố Phạm Ngũ Lão, Hà Nội, vào những ngày tháng 12-1993 lạnh giá. Có thể nói, đó là một cuộc hội nghị khoa học lớn, theo đúng chuẩn mực quốc tế, lần đầu tiên được tổ chức thành công ở nước ta. Lúc bấy giờ, nhà cầm quyền Mỹ vẫn còn cấm vận Việt Nam. Nước ta chưa mở Đại sứ quán tại Washington, Tổng Lãnh sự quán tại San Francisco như hiện nay. Muốn tới Việt Nam, các nhà vật lý Mỹ trước hết phải sang Paris hay Bangkok, đến Đại sứ quán nước ta, làm thị thực! Nhiêu khê đến vậy, thế mà nhà bác học Mỹ Jack Steinberger, Giải thưởng Nobel, cùng nhiều nhà vật lý Mỹ khác vẫn cứ tới Hà Nội. Rồi khi trở về, GS J. Steinberger gửi một bức điện đến Tổng thống Bill Clinton yêu cầu dỡ bỏ ngay lệnh cấm vận phi lý kéo dài, bởi lẽ nước Việt Nam đổi mới đang chìa bàn tay thân ái ra với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam.

Cũng tại cuộc gặp cách nay đã 20 năm ấy, tôi quen biết anh Nguyễn Trọng Hiền, một nhà khoa học làm việc tại NASA. Sau chuyến khảo sát dài ngày về bức xạ nền Vũ trụ (còn gọi là bức xạ hóa thạch) ở châu Nam Cực, anh ghé qua Bangkok xin visa, rồi bay tới Hà Nội, trình bày một bản báo cáo “sốt dẻo”. Anh Đàm Thanh Sơn từ LB Nga đang khủng hoảng dữ dội dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin, cũng gắng mua vé máy bay về Việt Nam dự cuộc gặp và trình bày báo cáo. Ngày ấy, hai nhà vật lý đầy tài năng đó đang ở độ tuổi thanh xuân. Về sau, anh Sơn chuyển sang Mỹ, trở thành một nhà bác học danh tiếng. Còn anh Hiền thì nhiều lần quay lại châu Nam Cực, có lần ở lại tại đấy suốt nửa năm, trong mùa đông lạnh giá, nhiệt độ xuống tới mức -100 0C, lãnh đạo một đoàn khảo sát Mỹ. Và hằng năm anh vẫn về nước trong dịp hè, giảng dạy tại Trường đại học Sư phạm - Đại học Huế.

Gặp gỡ Việt Nam lần thứ II diễn ra tại Dinh Thống Nhất ở TP Hồ Chí Minh, thu hút thêm hai nhà bác học đoạt Giải thưởng Nobel là Georges Charpak (Pháp) và Norman Ramsey (Mỹ), cùng 220 nhà vật lý thuộc hơn 40 quốc tịch. Về phía các nhà vật lý người Việt Nam ở nước ngoài, có thêm chị Jane Luu (tức Lưu Lệ Hằng), người vừa khám phá ra một số vật thể trong vành đai tiểu hành tinh phía ngoài Hải Vương Tinh, thường được gọi là vành đai Kuiper. Quần jeans, áo thun, cắt tóc ngắn, đi giày thể thao, trông y như một nữ sinh viên đại học năm cuối, mặc dù Lệ Hằng đã 32 tuổi, là assistant professor (tam dịch trợ giáo sư, một học hàm gần với phó giáo sư ở nước ta) của Đại học Harvard danh giá. Chính thành công bắt đầu từ dạo ấy đã khiến cho Jane Luu cùng David Jewitt và Michael Brown được tặng Giải thưởng Kavli về vật lý thiên văn năm 2012 tại Na Uy với số tiền 1 triệu USD. Và, ngay sau đó, chị cùng David Jewitt nhận Giải thưởng Shaw về thiên văn học ở Hong Kong, cũng với số tiền 1 triệu USD. Hai giải thưởng ấy được coi là hại “Nobel thiên văn học”. Tên chị còn được đặt cho một tiểu hành tinh: 5430 Luu (the asteroid is named 5430 Luu in her honor)...

Các anh anh Đàm Thanh Sơn, Nguyễn Trọng Hiền cũng không vắng mặt tại cuộc gặp năm 1995. Anh Hiền vừa đưa in xong cuốn Ngày hai đêm để phát hành tại trong dịp quan sát nhật thực toàn phần ở miền nam…

Các cuộc Găp gõ Việt Nam lần thứ III, IV, V, VI tại Hà Nội đã thu hút thêm một số nhà bác học Giải thưởng Nobel như Jerome Friedman, James Cronin, Klaus von Klitzing… Nhiều nhà vật lý Việt Nam có tiếng ở nước ngoài như Trịnh Xuân Thuận (Mỹ), Phạm Xuân Yêm (Pháp), Trần Minh Tâm (Thụy Sĩ), Phạm Quang Hưng (Mỹ)… cũng về dự. Cuốn sách best-seller ở nhiều nước, cuốn Giai điệu bí ẩn của anh Trịnh Xuân Thuận được anh Phạm Văn Thiều dịch ra tiếng Việt và phát hành tại Việt Nam từ năm 2000.

Tháng 12-2011, hai hội nghị khoa học quốc tế được tổ chức song song tại Quy Nhơn nhân lễ động thổ xây dựng Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành bên bờ biển thành phố này.


GS Trịnh Xuân Thuận, GS Trần Thanh Vân, và bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định tại lễ động thổ xây dựng Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành trên bờ biển Quy Nhơn, tháng 12-2011
(Ảnh: Phan Cử).

Tháng 7, rồi tháng 12-2012, các cuộc Gặp gỡ Việt Nam lần thứ VII và thứ VIII liên tiếp diễn ra tại Quy Nhơn. Từ nhiều nước, hiện chưa có đường bay thẳng tới Quy Nhơn. Các nhà vật lý nước họ muốn tới đây, phải bay “vòng vèo” qua Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh, rồi sáng sớm hôm sau, mới bay tiếp tới sân bay Phù Cát, lên xe buýt về khách sạn Hải Âu, dự cuộc gặp. Tuy thế, mấy trăm nhà vật lý nước ngoài, đông nhất là Mỹ và Pháp, vẫn có mặt. Số nhà vật lý châu Á đến dự cũng ngày càng đông hơn: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, đặc khu hành chính Hong Kong, lãnh thổ Đài Loan, Singapore, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Thái Lan, v.v.

Ba nhà vật lý trẻ dự Gặp gỡ Việt Nam lần thứ VIII, tháng 12-2012 tại Quy Nhơn : Trần Hương Lan (Đại học Paris 11, Pháp), Nguyễn Như Lê, Trường đại học Sư phạm - Đại học Huế, và Nguyễn Thị Diện (Đại học Virginia, Mỹ) (Ảnh: Hàm Châu)

Những cuộc gặp gỡ ấy chỉ là khúc dạo đầu, là cuộc tập dượt cho các nhà vật lý từ Âu, Mỹ xa xôi thông tỏ “đường đi lối về” tới Quy Nhơn, một thành phố có phần lạ lẫm đối với họ.

Điều mà GS Trần Thanh Vân trông đợi nhất, chính là cuộc Gặp gỡ Việt Nam lần thứ IX sắp được tổ chức cũng tại Quy Nhơn, từ ngày 28-7 đến 17-8-2013, gồm một loạt các hội nghị với quy mô lớn nhất từ trước tới nay.

Thoạt đầu là hội nghị về Vũ trụ học và kỷ nguyên Planck song song với hội nghị về Lực hấp dẫn và thuyết tương đối rộng (từ 28-7 đến 3-8), rồi  hội nghị về Vật lý nano: Từ cơ bản đến ứng dụng (từ 4-8 đến 10-8), và sau đó, là hội nghị Cửa sổ nhìn ra Vũ trụ (từ 11-8 đến 17-8-2013).

Tám nhà bác học Giải thưởng Nobel đã nhận lời mời của GS Trần Thanh Vân, Chủ tịch Gặp gỡ Việt Nam, đến dự: Samuel Ting tức Đinh Triệu Trung (người Mỹ gốc Hoa, Nobel năm 1976); Sheldon Glashow (Mỹ, Nobel năm 1979); Jack Steinberger (quốc tịch Mỹ và Đức, Nobel năm 1988); Gerome Friedman (người Mỹ gốc Nga, Nobel năm 1990); Carlo Rubbia (người Italy, Nobel năm 1994); Martin Perl (Mỹ, Nobel năm 1995); David Gross (Mỹ, Nobel năm 2004); George Smoot (Mỹ, Nobel năm 2006).

Chưa một cuộc hội nghị khoa học quốc tế nào tổ chức tại châu Á mời được nhiều nhà Nobel như thế.

Bên cạnh các nhà bác học lỗi lạc nói trên, mấy trăm nhà vật lý nhiều nước cũng đã và đang ghi tên đến Quy Nhơn.

Các nhà vật lý người Việt Nam ở nước ngoài như Đàm Thanh Sơn, Lưu Lệ Hằng, Phạm Quang Hưng, Nguyễn Trọng Hiền… cũng sẽ về dự.

Về vật lý hạt, có những nội dung thời sự như: Sự sinh ra và các tính chất của hạt Higgs; Tìm kiếm một vật lý học mới; Hiện tượng luận và vật lý học vượt qua Mô hình Chuẩn; Sự sinh ra và tính chất của các hạt quark nặng; Nghiên cứu về tương tác yếu và sắc động lực học lượng tử; Kết quả mới nhất về va chạm ion nặng; Vật lý neutrino trong phòng thí nghiệm; v.v.

Về vật lý thiên văn và vũ trụ học, sẽ đề cập đến các nội dung: Tia vũ trụ - các thí nghiệm mặt đất và vệ tinh; Thiên văn học tia gamma; Vật chất tối và năng lượng tối; Vũ trụ sơ sinh; Bức xạ nền vũ trụ, v.v.

Vũ trụ nơi chúng ta đang tồn tại và tư duy ra đời cách nay 13,7 tỷ năm, sau Vụ Nổ Lớn (Big Bang). Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa thể kể lại lịch sử Vũ trụ ở thời điềm zero, thời điểm sáng tạo ra thời gian và không gian. Sừng sững dựng lên trước mắt ta một bức tường ngăn cách không cho ta tiếp cận tới sự hiểu biết về nguồn gốc đó. Bức tường ấy xuất hiện ở thời gian vô cùng nhỏ là 10-43  giây sau vụ nổ khởi thủy, được gọi là “thời gian Planck”. Ở thời điểm ấy, Vũ trụ có kích thước vô cùng bé 10-33 cm, được gọi là “độ dài Planck”. Cho nên hội nghị kể trên mới mang tên Vũ trụ và kỷ nguyên Planck.

Các ngôi sao và các thiên hà hằng đêm tỏa sáng trên vòm trời khiến ta say đắm chỉ chiếm 0,5% khối lượng Vũ trụ. Vật chất tối (dark matter) chiếm tới 25,5%.  Như vậy phần lớn khối lượng của Vũ trụ là tối tăm. Đó là một phát hiện thuộc loại đáng kinh ngạc nhất. Và tiếp theo là một phát hiện còn đáng kinh ngạc hơn: Choán đầy toàn bộ không gian còn lại là năng lượng tối (dark energy) mà ta chưa biết rõ bản chất. Thứ năng lượng tối huyền bí kia chiếm tới 74% tổng lượng vật chất và năng lượng của Vũ trụ! Nó là nguồn gốc tạo nên lực đẩy khiến Vũ trụ giãn nở ngày càng nhanh...

Những tìm tòi mới nhất về vật chất tối và năng lượng tối sẽ được thảo luận tại cuộc gặp lần này.

Việt Nam đang xây dựng Trung tâm Vũ trụ Quốc gia cách Hồ Gươm Hà Nội 30 km, với diện tích 9 ha, gồm nhiều khu chức năng như trung tâm điều khiển công nghệ vũ trụ, trung tâm lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh nhỏ, nhà điều hành, trạm thiên văn, khu nghiên cứu, đào tạo, trạm mặt đất thu dữ liệu từ vệ tinh.

Trung tâm này sẽ là nơi sản xuất các vệ tinh dùng công nghệ radar, chứ không phải công nghệ quang học. Với công nghệ radar, ta có thể chụp ảnh toàn bộ Trái đất với độ phân giải rất cao và đặc biệt chụp được trong bất kỳ thời tiết nào.

Như vậy là, đến năm 2020, nước ta sẽ có một trung tâm vũ trụ hiện đại hàng đầu Đông-Nam Á.

Vậy nên nội dung Gặp gỡ Việt Nam lần thứ IX ở Quy Nhơn không phải là những gì quá xa lạ, viển vông đối với giới khoa học Việt Nam. Đây quả là “cơ hội nghìn vàng” để các nhà vật lý hạt, vật lý  thiên văn và vũ trụ học nước ta tiếp xúc với các nhà bác học bậc thầy và các đồng nghiệp tài giỏi trên thế giới.

HÀM CHÂU


26 tháng 7, 2013

Homily for the 16th Sunday in Ordinary Time (Year C)

Homily for the 16th Sunday in Ordinary Time
(On Lk 10:38-42)
Fr. Francis Nguyen, O.P.
(July 21, 2013)

Listen to audio: click here

Dear Sisters and Brothers,

Very often we ask ourselves this question: Which is the better service of God? Doing something big enough, such as to build a church, to donate a large sum of money to charity mission, or to go to the ends of the earth bringing the Good News of Christ to all people? Or to enter a convent and spend your life just praying night and day?

Some believe, as Martha does, that it is much more meaningful to serve the Lord with more actions so as to make God’s great name known to people.

Active people who are involved in social political and economic fields criticize those who commit themselves in religious life of being indifferent to offenses against God’s glory in places where freedom of religion is violated, and of being insensitive to suffering of the poor and the powerless.

Those who choose prayerful life believe, as Mary does, that the better way to serve God is just to stay with Him, listening to Him speak in the silence of your heart.

By so doing, you can bring peace of mind and true and lasting joy to people who are victims of all forms of evil in today's society.

In my opinion, your active life is the sign of how your prayerful life looks like.

When you pray to God, you give your faith a heart, a soul, so it becomes alive and will bear good fruit.

When you do something either in the worship of God or in the service of people, you give your faith a form, a shape, a body, visible to everyone, so they may know how strong four faith may be.

As.Saint James teaches: Faith without action is abready dead.

I would say: our worship of God and our service of people become a lifeless body if we are not interested in prayer and frequent contact with the Lord.

Martha and Mary combine the full and complete christians way of life.

XVII Sunday in Ordinary Time (Year C)


A. Introduction

a) To the Holy Mass

Dear Sisters and Brothers in Chist, Good morning!
Welcome to Saint Dominic Parish Church for the celebration of the 17th Sunday in the Ordinary Time.
Together with the Apostles we ask the Lord to teach us how to pray.  The Lord Jesus Christ did prepare for us the most beautiful prayer, the Our Father.  We are allowed to call God “Our Father”.  We express our love and concern for His Great Name, His Universal Kingdom, His Holy Will.  We ask Him for daily food, protection from the Evil One.  We thank Him for His pardon of our sins, and we promise Him our mutual forgiveness.
Let us all stand for the entrance song. 

b) To the Readings

- First Reading Gn 18:20-32
Sacred Scripture provides proofs to convince of God’s immense mercy.  The story of how God seemed to change His mind due to the patriarch Abraham’s prayer simply sends us the message that Our God is merciful, slow to anger, but rich in pardoning sinners.  

- Second Reading Col 2:12-14
Evil consequences have caused us to die.  But thanks to the sacrifice of Jesus Christ God not only removed our sinfulness, but above all He raised us to new life in Christ Jesus, His Beloved Son, Our Lord and Savior. 


B. Hymns for Holy Mass

a) All the Ends of the Earth (English Missal #179)
b) I Offer My Life (Song Book #154)
c) In His Time (Song Book #183)
d) Immaculate Mother (Song Book #214)     


Khai mạc Quốc tế Giới trẻ Rio 2013


Thánh lễ khai mạc Đại hội giới trẻ quốc tế tối 23.07.2013 do Đức tổng giám mục giáo phận Rio De Janeiro chủ sự, cùng với 28 hồng y, 600 giám mục, hàng ngàn linh mục và trên 300.000 bạn trẻ.

Đầu lễ, vị chủ tế nhắc đến sứ điệp của đức Biển Đức XVI: Bức tượng Chúa Kitô với cánh tay dang rộng, là dấu chỉ Chúa đang chào đón tất cả các dân tộc, và trái tim của Người là hình ảnh của tình yêu bao la đối với mỗi người trong chúng ta.

Chúng ta hãy để Chúa Kitô linh hoạt chúng ta. Cuộc gặp gỡ trong tuần này với Chúa Kitô, và với những người trẻ khác từ tất cả các quốc gia trên thế giới sẽ hâm nóng con tim chúng ta là "các nhân chứng mà thế giới này đang cần đến rất nhiều".

Phần I



Phần II


Trong bài giảng ngài nói: "Hãy đi vào thành phố, làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô, cam kết với thế giới mới"... "Hãy mang đến cho tất cả mọi người niềm vui và sự bình an của Chúa Kitô, và như những người lính canh bình minh, hãy làm việc cho sự đổi mới của thế giới trong ánh sáng hướng dẫn của Thiên Chúa."

(Theo Vietcatholic)