Tìm Kiếm

31 tháng 12, 2017

Homily for The Holy Family of Jesus, Mary and Joseph (Dec 31, 2107)


Fr. John Apostle Nguyen Thien Minh. O.P.
Thứ văn hóa mới ở Việt Nam, âm thầm nhưng nguy hiểm 


Có một thứ văn hóa mới đã hình thành và lan rộng ở Việt Nam, đi ngược lại với những lời dạy của sách Thánh hiền, ngược lại với truyền thống nhân văn tốt đẹp của người Việt thuần hậu thuở xưa. Không tin? Bạn có thể dừng lại và quan sát, nó hiện hữu ở khắp nơi, âm thầm nhưng cuồn cuộn chảy trong dòng chảy cuộc sống ngày càng hối hả.
Đó là một cách nghĩ, một thói quen, một “văn hóa” đáng lo ngại. Thứ văn hóa chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến lợi ích của người khác.
“Thời xưa đi học… Học đến sách Minh tâm thì nhớ câu: ‘Cái mà mình không muốn, thì đừng làm cho người khác’” – (Trích Hà Nội thanh lịch).
Đó là lời nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy chia sẻ trong cuốn sách cuối cùng của mình. Cái thời mà cụ nhắc đến đó cũng chỉ cách chúng ta khoảng 2 thế kỷ. Hơn 200 năm sao, những gì cổ nhân dạy đã được con cháu sáng tạo thành ngược lại hoàn toàn. Đó là làm gì cũng phải nghĩ đến bản thân trước tiên.
Hãy cùng chúng tôi trải nghiệm một ngày điển hình của một người dân bình thường, có thể bạn sẽ thấy những điều rất quen thuộc.
Hầu hết ai đi làm thì cũng phải tham gia giao thông. Đi trên đường vào buổi sáng, trong giờ cao điểm từ lâu đã là một cực hình của người dân các thành phố lớn. Người ta đi đường, phần lớn chỉ cần chen được vào đâu thì chen, không cần có làn đường gì hết, tắc quá thì chèo lên vỉa hè mà đi, cốt sao cho được việc mình.
Mà không biết thật sự có được việc không? Mấy giây, mấy phút nhanh hơn, cuối cùng lại làm đường tắc hơn. Số lượng người trèo lên vỉa hè đó, dù thế nào cũng sẽ phải trèo xuống lòng được ở một điểm nào đó, và điểm đó chính là điểm thắt nút giao thông. Họ thì đi được tắt hơn, nhưng lại đổ thêm vào cái nút tắc. “Mèo vẫn hoàn mèo”, thế là tắc thì vẫn cứ tắc thêm mà thôi.
Còn có những người lấn đường, tạt đầu, cướp đường, chen làn để đi cho nhanh, để lại một đống hỗn độn ùn tắc ở sau lưng mình và vút đi như một cơn gió. Cái văn hóa cho người khác “hít khói” chẳng phải là chỉ nghĩ tới mình thôi sao? Trên đường thời nay, ô tô ngày càng nhiều hơn, đường xá thì vẫn vậy, nên ô tô sẽ đi 2, 3, hay thậm chí 4, 5 làn đường mặc kệ xe máy muốn đi vào đâu thì đi. Thế nên đôi khi, không phải vì cố ý, xe máy lại phải lên vỉa hè.
Nên có người nói, thời buổi này, muốn làm người tử tế cũng không được. Thật ra vẫn được, có điều bạn sẽ phải hy sinh một chút lợi ích của mình mà thôi.
Vào tới công sở, ngay từ chỗ đỗ xe, bạn sẽ lại được gặp cái văn hóa kỳ dị kia. Ngay cạnh anh bảo vệ ghi vé thường có chiếc biển đủ to và thu hút đề dòng chữ “Đề nghị xuống xe, tắt máy”. Nhưng thỉnh thoảng lại có người vít ga đi qua để khỏi phải mất thời gian và sức lực dắt chiếc xe nặng nề. Đó không phải là những bà bầu nằm trong diện được miễn dắt xe, cũng chẳng phải các cụ già tuổi cao sức yếu. Thế nhưng họ chỉ cần vì tiện cho bản thân mà làm điều mình muốn thôi.
Thử tưởng tượng, bạn là anh bảo vệ ghi vé kia, cả ca trực phải đứng hít mùi khí thải từ các ống bô xe xả ra liên tục. Cái biển “Đề nghị xuống xe, tắt máy” không chỉ là để đảm bảo trật tự cho khu gửi xe. Cũng không phải chỉ là để đề phóng trường hợp kẻ gian trộm xe và phi thẳng ra ngoài khiến bảo vệ không kịp trở tay. Mà một phần nữa cũng là tránh cho những người làm việc ở đó phải hít khí thải quá nhiều, đặc biệt là ở những tầng hầm bí bức.
Dù có là để làm gì, thì khi chúng ta không thực hiện theo “đề nghị” đó cũng là đang không nghĩ tới người khác, những người làm việc ở khu gửi xe và chịu trách nhiệm về sự an toàn cho chính tài sản của chúng ta.
Vào tới thang máy, một cảnh tượng quen thuộc diễn ra hàng ngày lại được tái diễn. Đám đông đứng chờ thang vào giờ cao điểm bu kín lối vào. Cánh cửa thép bóng loáng vừa mở thì cũng là lúc người ở trong ùa ra, người ở ngoài ùa vào, không ai nhường ai, chen chúc, xô đẩy.
Có một anh nọ, làm cạnh phòng tôi, ngày nào tôi cũng gặp anh tại đó vào giờ đấy và ngày nào cũng thấy anh hô to: “Phải để người ở trong ra thì mình mới vào được chứ!”. Nhưng sau một thời gian, anh “hô to” không còn hô lên nữa, anh lủi thủi đứng nép vào một bên cửa thang, kiên nhẫn chờ đợi đoàn người, nếu còn chỗ chen vào được thì anh sẽ vào sau cùng, không thì đợi chuyến thang sau.
Chiếc thang chật cứng luôn dừng lại ở rất nhiều tầng trước khi lên tới tầng trên cùng, nơi anh làm việc. Và bởi anh luôn đứng ngoài cùng, sát cánh cửa nên sẽ luôn bước hẳn ra ngoài thang, nhường đường cho người cần ra ở những tầng dưới. Nhưng cả chiếc thang cũng chỉ có một vài người như anh, đa phần người muốn ra sẽ phải luồn lách một hồi mới ra được tới cửa. Những người đứng chắn cửa như sợ bước ra khỏi thang nhường đường thì thang sẽ đi mất không bằng.
Chưa kể đến những việc nhỏ bé như không ấn nút chờ thang hộ người khác, vào trước thì đứng chắn luôn cái bảng điều khiển, nghe điện thoại và nói chuyện to trong không gian chật hẹp của thang máy… Tất cả cũng chỉ vì việc không nghĩ tới người khác mà khiến những việc bình thường như đi thang máy cũng thành mớ hỗn độn.
Vào được đến chỗ làm việc, dù là văn phòng của những người thuộc giới trí thức, vẫn sẽ luôn có những điều lặt vặt thể hiện nét văn hóa không nghĩ tới người khác đó. Linda là đồng nghiệp thuộc chi nhánh bên Singapore của công ty tôi thỉnh thoảng lại có dịp sang ngồi ở văn phòng chúng tôi một vài tuần. Đến lần thứ hai sang đây, cô ấy đã không thể kìm nén nổi mà “tâm sự” như trút nước khỏi bình với tôi.
“Người Việt Nam đều như vậy à? Tại sao họ lại chỉ nghĩ tới bản thân trong mọi việc như vậy? Họ lấy giấy trắng của công ty để in ấn bừa phứa những thứ phục vụ cá nhân, lấy cốc uống nước của người khác dùng rồi không trả lại vị trí cũ, vào nhà vệ sinh dùng hết giấy cũng không lấy thêm vào để lại cho người vào sau, làm ướt bồn cầu cũng không lau đi, uống chè xong thì đổ bã vào bồn rửa khiến tắc cả nước, đi trước mở cửa thì không giữ cửa cho người sau mà buông để nó xô mạnh vào họ…” Có rất nhiều những điều vụn vặt mà Linda kể ra nhưng tôi không thể nhớ hết nổi, có lẽ bởi cái sự “muối mặt” lúc đó đã che hết chỗ để ghi nhớ trong cái đầu nhỏ bé của tôi.
Tôi cũng chỉ có thể cười trừ và nhún vai thỏ thẻ rằng: “Chúng tôi cũng tội nghiệp mà!”. Có lẽ Linda không hiểu câu trả lời của tôi, nhưng có thể nhiều lần tới sang đây, cô ấy sẽ hiểu.
Tôi thì vì “tâm sự” của Linda, cũng đã nhìn lại mình. Tôi và em gái cũng hay hát karaoke rất to vào những tối cuối tuần đầy hưng phấn, mặc dù cửa nhà không hề có cách âm và hàng xóm thì ở ngay sát vách. Cây cối trồng trong nhà tôi vươn sang nhà hàng xóm và rụng lá đầy sân nhà họ khiến họ phải dọn dẹp tối ngày. Đi siêu thị, chọn mua đồ thì bới tung lên, khiến những mớ rau bị dập nát.
Đi ăn buffet thì món nào thích sẽ lấy thật nhiều, không ăn hết lại để thừa, lãng phí, trong khi nhiều người đến sau không còn đồ để ăn. Đi ăn cưới thì cắm đầu ăn uống, chẳng thèm chúc phúc, lắng nghe đôi lời của chủ nhà… Rất nhiều việc tưởng chừng bình thường, nhưng đối với thế giới văn minh thì nó chẳng hề bình thường chút nào. Và tất cả nó đều có chung một nguyên lý, là bởi tôi không nghĩ tới người khác trước khi nghĩ tới mình.
“Người không vì mình, Trời tru Đất diệt” – (Nhân bất vi kỷ, thiên trụ địa diệt), câu nói đùa không biết từ lúc nào đã trở thành một câu nhắc nhở, chi phối hành động, suy nghĩ của con người. Nguồn gốc ban đầu của câu đó là “Người không tu mình, Trời tru Đất diệt”. Bởi chữ “Vi” có nghĩa là “tu dưỡng”. Chẳng có bậc Thánh hiền nào lại dậy con người ta sống chỉ vì mình như vậy. Nếu ai cũng vì mình, thì ai cũng sẽ không ngần ngại mà chà đạp lên quyền lợi của người khác, giành giật, chiếm đoạt lợi ích, vậy thì xã hội sao có thể không loạn đây?
Xưa kia, khi Trọng Cung hỏi thế nào là Nhân thì đã trả lời: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân – Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”(Luận ngữ). Nhân được coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức, Khổng Tử nói: “Người không có Nhân thì Lễ mà làm gì? Người không có Nhân thì Nhạc mà làm gì?” (Luận ngữ).
Luật Vàng trong cách hành xử được miêu tả qua những lời của Chúa Jesus trong Bài giảng trên núi: “Mọi điều anh em muốn người ta làm cho mình thì anh em cũng phải làm cho họ. Đó là cốt lõi của Luật pháp và sách của các tiên tri” (Mat 7:12).
Các tôn giáo chính thống cũng đều khuyên răn con người ta hướng Thiện. Biểu hiện của Thiện ấy, chính là luôn nghĩ tới lợi ích của người khác trước khi nghĩ tới mình.
Vậy thì để thành Nhân, trước hết phải có Thiện, phải biết nghĩ tới người khác, nếu không thì dù bạn giỏi giang đến mấy, thành đạt đến mấy cũng không được gọi là thành Nhân, cũng không xứng làm một con người, chứ đừng nói là làm người tử tế, tài ba.
Văn hóa không nghĩ tới người khác, do đó, nó sẽ luôn là vật cản, ngăn trở con người hoàn thiện bản thân, phát triển xã hội bền vững, thịnh vượng. Nếu ai cũng chỉ nghĩ đến mình, xã hội sẽ không khác gì một vườn thú, cạnh tranh, sinh tồn và đầy hỗn loạn. Bạn trách cứ người khác, lên án thực trạng xã hội, bạn lo lắng cho tương lai của con cái mình, thế nhưng mọi người ai cũng có góp chút sóng mà thành bão.
Ai cũng thử lắng lại, nhìn lại bản thân, nhìn lại từng hành động nhỏ bé mình làm hàng ngày, có thể sẽ đều biết mình phải bắt đầu nắn chỉnh thứ văn hóa biến dị kia từ đâu. Chính từ bản thân chúng ta, từ nhưng việc nhỏ nhất. Hãy bắt đầu, bạn sẽ không phải hối tiếc!
Theo Đại kỷ nguyên

29 tháng 12, 2017

Solemnity of the Blessed Virgin Mary, Mother of God-Year B (January 1,2018)


A.           Introduction

a)    To the Holy Mass

Dear Sisters and Brothers in Christ,
Good morning!
Welcome to Saint Dominic’s Parish Church for the Holy Mass celebration in honor of the Blessed Virgin Mary, Mother of God.
We have solemnly welcomed into our human family Jesus Christ, Son of God and God Himself December 25 last week.  Jesus Christ, our Lord and Savior, was conceived   in the womb of the Blessed Virgin Mother and born of Her.  
Today, we profess the truth that the Mother Who bore Jesus in His human nature also bore Him in His divine nature, for the two natures of Jesus are forever united inseparably in one divine Person. 
Therefore, the Blessed Virgin Mary is the Mother of Jesus of Nazareth and is at the same time the Mother of Christ, the Son of God, and God Himself.
Today, the New Year Day and the World Day of Peace, we pray for a grace-filled New Year as the fruit of dedicated and selfless services of God and neighbor. 
Kindly all stand for the entrance hymn.    

b)   To the Readings

-       First Reading: Nm 6:22-27

The Lord God told Moses, the great Prophet, to bless in His Holy Name the People of Israel and they would surely receive many divine favors.  

-       Second Reading: Gal 4:4-7

Saint Paul in his Letter to the Galtians assures us Christians of this truth that Christ Jesus, the Son of God, was born of the Blessed Virgin Mother in order for us to become adoptive children of God.  So we are allowed by Jesus to pray to God, addressing the Creator of heaven and earth “Abba, Father!”.

B.           Hymns for Holy Mass

a)    Hark! The Herald Angels Sing ES #49
b)   Responsorial Psalm page 57
c)    Christify ES #219
d)   Ang Katawan ni Kristo ES #160
e) Hail, Holy Queen ES #354

Hymns for Solemnity of the Blessed Virgin Mary, Mother of God--Year B (January 1, 2018)


a) Entrance: Hark! The Herald Angels Sing - ES #49



b) Responsorial Psalm: EM Page 57 (Dm 565/4321)

Responsorial Psalm (Ps 67:2-3, 5, 6, 8).

R. May God bless us in his mercy.
Đ. Xin Thiên Chúa xót thương và ban phúc lành cho chúng con.

May God have pity on us and bless us;
may he let his face shine upon us.
So may your way be known upon earth;
among all nations, your sal-va-tion. R.
Xin Thiên Chúa xót thương và ban phúc lành cho chúng con; xin chiếu giãi trên chúng con ánh sáng tôn nhan Chúa, để trên địa cầu người ta nhìn biết đường lối của Ngài, cho chư dân thiên hạ được biết rõ ơn Ngài cứu độ.Đ.

May the nations be glad and exult
because you rule the peoples in equity;
the nations on the earth - you - guide. R.
Các dân tộc hãy vui mừng hoan hỉ, vì Ngài công bình cai trị chư dân, và Ngài cai quản các nước địa cầu. Đ.

May the peoples praise you, O God;
may all the peoples praise you!
May God bless us,
and may all the ends of the earth - fear - him! R.

Chư dân, hãy ca tụng Ngài; thân lạy Chúa, hết thảy chư dân hãy ca tụng Ngài! Xin Thiên Chúa ban phúc lành cho chúng con, và cho khắp cùng bờ cõi trái đất kính sợ Ngài. Đ


c) Offertory: Christify - ES #219


d) Communion: Ang Katawan ni Kristo - ES #160



e)  Recessional: Hail, Holy Queen - ES #354


Solemnity of the Blessed Virgin Mary, the Mother of God (January 1, 2018)



First Reading (Nm 6:22-27)

A reading from the Book of Numbers

The LORD said to Moses: 
"Speak to Aaron and his sons and tell them: 
This is how you shall bless the Israelites.
Say to them:
The LORD bless you and keep you!
The LORD let his face shine upon
you, and be gracious to you!
The LORD look upon you kindly and
give you peace!
So shall they invoke my name upon the Israelites, 
and I will bless them."

Bài đọc I: (Num 6:22-27)

22 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê:

23 "Hãy nói với A-ha-ron và các con nó rằng: Khi chúc lành cho con cái Ít-ra-en, anh em hãy nói thế này:

24 "Nguyện ĐỨC CHÚA chúc lành và gìn giữ anh (em)!

25 Nguyện ĐỨC CHÚA tươi nét mặt nhìn đến anh (em) và dủ lòng thương anh (em)!

26 Nguyện ĐỨC CHÚA ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh (em)!

27 Chúc như thế là đặt con cái Ít-ra-en dưới quyền bảo trợ của danh Ta, và Ta, Ta sẽ chúc lành cho chúng."

Responsorial Psalm (Ps 67:2-3, 5, 6, 8).

R. May God bless us in his mercy.
Đ. Xin Thiên Chúa xót thương và ban phúc lành cho chúng con

(Dm 565/4321)

May God have pity on us and bless us;
may he let his face shine upon us.
So may your way be known upon earth;
among all nations, your sal-va-tion. R.
Xin Thiên Chúa xót thương và ban phúc lành cho chúng con; xin chiếu giãi trên chúng con ánh sáng tôn nhan Chúa, để trên địa cầu người ta nhìn biết đường lối của Ngài, cho chư dân thiên hạ được biết rõ ơn Ngài cứu độ.Đ.

May the nations be glad and exult
because you rule the peoples in equity;
the nations on the earth - you - guide. R.
Các dân tộc hãy vui mừng hoan hỉ, vì Ngài công bình cai trị chư dân, và Ngài cai quản các nước địa cầu. Đ.

May the peoples praise you, O God;
may all the peoples praise you!
May God bless us,
and may all the ends of the earth - fear - him! R.
Chư dân, hãy ca tụng Ngài; thân lạy Chúa, hết thảy chư dân hãy ca tụng Ngài! Xin Thiên Chúa ban phúc lành cho chúng con, và cho khắp cùng bờ cõi trái đất kính sợ Ngài. Đ

The Holy Family of Jesus, Mary and Joseph (Cycle B) (December 31, 2017)


A.     Introduction

a)      To the Holy Mass

Dear Sisters and Brothers in Christ,
Good morning!
Just a week right after Christmas, we celebrate the Feast of the family of the Son of God made man.
This event sends to the whole humanity a clear message that God had also prepared a family into which His Son was born and grew up as a true human being.  For this reason the human family was blessed by God in order for Christ to become human.
We pray in this Holy Mass for the holiness, stability and happiness of our own families and the human family.
Please all stand for the entrance hymn. 

b)     To the Readings

-          First Reading Gn 15:1-6; 21:1-3

For Abraham, the great figure of the Old Testament, the family can be complete only when it is composed with not parents alone but children, too.  His earnest prayer for the blessing of having a child was answered by God.  

-          Second Reading Heb 11:8. 11-12.17-19

The faith which the patriarch Abraham put in God was proved to be fruitful when he turned from a childless parent into the father of a numerous and powerful people.  

B. Hymns for Holy Mass

    a) O Come, All Ye Faithful ES #56
    b) Responsorial Psalm page 55
    c) All Good Gifts ES #298
    d) Silent Night ES #46
    e) Joy to the World #52

Hymns for the Holy Family of Jesus, Mary and Joseph, Year B (Dec 31, 2017)


a) Entrance: O Come, All Ye Faithful - ES #56




b) Responsorial Psalm: EM Page 55 (FM 353/2321)



Responsorial Psalm (Ps 105:1-2, 3-4, 5-6, 8-9)

R/ The Lord remembers his covenant for ever.
Đ/ Giao ước lập ra, muôn đời Người nhớ mãi.

Give thanks to the LORD, invoke his name; make known among the nations his deeds. Sing to him, sing his praise, proclaim all his wond-rous - deeds. R/
Hãy tạ ơn Chúa, cầu khẩn danh Người, vĩ nghiệp của Người, loan báo giữa muôn dân. Hát lên đi, đàn ca mừng Chúa, và suy gẫm mọi kỳ công của Người. R/

Glory in his holy name; rejoice, O hearts that seek the LORD! Look to the LORD in his strength; constantly seek - his - face. R/
Hãy tự hào vì danh thánh Chúa, tâm hồn những ai tìm kiếm Chúa, nào hoan hỷ. Hãy tìm Chúa và sức mạnh của Người, chẳng khi ngừng tìm kiếm Thánh Nhan.R/

You descendants of Abraham, his servants, sons of Jacob, his chosen ones! He, the LORD, is our God; throughout the earth his judg-ments - prevail. R/
Hãy nhớ lại những kỳ công Người thực hiện, những dấu lạ và những quyết định Người phán ra, hỡi anh em, dòng dõi Áp-ra-ham tôi tớ Chúa, con cháu Gia-cóp được Người tuyển chọn! R/

He remembers forever his covenant which he made binding for a thousand generations which he entered into with Abraham and by his oath to - Is-aac.R/
Giao ước lập ra, muôn đời Người nhớ mãi, nhớ lời đã cam kết đến ngàn thế hệ! Đó là điều đã giao ước cùng Áp-ra-ham, đã đoan thệ cùng I-xa-ác. R/

c) Offertory: All Good Gifts - ES #298

Click here, listen to the audio

d) Communion: Silent Night - ES #46

e)  Recessional: Joy to the World - ES#52  


27 tháng 12, 2017

Vượt lên trên những thói quen xấu

By phanxicovn - 27/12/2017



Ronald Rolheiser, 2012-06-10

Tất cả chúng ta đều có những khiếm khuyết, những điểm yếu, những chỗ mà chúng ta “đi tắt” về mặt luân lý, những điểm tối, những bệnh nghiện bí mật và không-bí-mật-cho-lắm. Khi chân thật với lòng mình, chúng ta đều thấy thánh Phaolô đã nói rất đúng: “Điều tốt tôi muốn làm thì tôi chẳng bao giờ làm; điều xấu tôi không muốn làm thì đó chính là điều tôi làm.” Chẳng ai trong chúng ta là toàn thiện, là bậc thánh từ đầu chí cuối cả. Bao giờ cũng có điều gì đó mà chúng ta đang phải chật vật xoay xở: giận, chua chát, hằn học, ích kỷ, lười biếng, hay thiếu kiềm chế bản thân (nặng hay nhẹ) về tình dục, thức ăn, thức uống, hay vui chơi.

Và đối với phần lớn chúng ta, kinh nghiệm đã nói cho chúng ta hiểu, rất khó bỏ thói quen xấu. Trên thực tế, nhiều khi chúng ta còn không thể nào tập trung được ý chỉ để từ bỏ chúng, chúng đã thấm quá sâu vào chúng ta. Năm này qua năm khác, chúng ta xưng cùng một tội, cũng như các quyết tâm phải thực hiện mỗi khi Năm Mới về, chúng ta chẳng bao giờ thực hiện. Và mỗi năm chúng ta lại nói với bác sĩ dứt khoát năm nay sẽ giảm cân, tập thể dục nhiều hơn, ăn kiêng cử hơn. Cách nào đó mà chuyện này chẳng bao giờ chúng ta làm được cả, vì các thói quen của chúng ta, như Aristotle nói, đã trở thành bản năng thứ hai – mà bản năng thì chẳng dễ dàng thay đổi.

Vậy làm thế nào chúng ta thay đổi được? Làm thế nào chúng ta vượt lên trên những thói quen xấu đã nhiễm quá sâu?

Thánh Gioan Thánh giá, nhà thần bí người Tây Ban Nha, gợi ý về hai con đường có thể hữu ích. Cả hai con đường xem trọng đến sự yếu đuối của con người và sức mạnh không chịu khuất phục của thói quen xấu bên trong chúng ta.

Đây là lời khuyên thứ nhất: Rất khó làm bật rễ một thói quen xấu bằng cách tấn công nó trực diện. Khi làm như vậy, thường thì rút cục chúng ta tập trung một cách thiếu lành mạnh vào chính thói quen đó, nản lòng vì tính chất không khoan nhượng của nó, và lại bị nguy ở chỗ có thể làm xấu thêm tác động của nó đối với đời sống của chúng ta. Chiến lược tốt hơn là “đốt” (từ của người) những thói quen xấu của chúng ta bằng cách tập trung vào những gì tốt đẹp trong cuộc sống của mình và làm tăng trưởng các đức hạnh tới khi nào chúng “đốt sạch” những thói quen xấu của chúng ta.

Đó không những là ẩn dụ của lòng mộ đạo mà còn là một chiến lược lành mạnh. Tác dụng của nó như sau: Chẳng hạn bạn tưởng tượng đang vật lộn với những chuyện nhỏ nhen và cơn giận bất cứ khi nào bạn thấy mình bị coi thường. Không có quyết tâm chân thành nào trên thế gian này có thể ngăn chận bạn quy phục trước xu hướng đó, và cha giải tội hay vị hướng dẫn tinh thần cho bạn sẽ nói với bạn, thay vì tập trung bỏ thói quen đó, thì nên tập trung phát triển một trong những điểm mạnh đạo đức của bạn; ví dụ lòng quảng đại. Lòng quảng đại của bạn càng lớn thì tâm hồn bạn càng mở rộng và tốt lành hơn cho đến một lúc trong cuộc đời, đơn giản tâm hồn bạn không còn chỗ cho những hờn dỗi trẻ con và những điều nhỏ nhặt. Lòng độ lượng của bạn cuối cùng sẽ đốt cháy những điều nhỏ nhen của bạn. Chiến lược này có thể có ích đối với mọi khiếm khuyết và bệnh nghiện của chúng ta.

Lời khuyên thứ hai như sau: Hãy cố gắng đưa cái bản năng nằm ẩn sau thói quen xấu của mình lên một tình yêu cao hơn. Điều đó có nghĩa là gì?

Chúng ta bắt đầu đưa một bản năng đằng sau một thói xấu lên một tình yêu cao hơn bằng cách tự đặt câu hỏi: Tại sao? Tại sao, rút cục, tôi bị lôi kéo như thế này? Tại sao, rút cục, tôi cảm thấy hằn học, nhỏ mọn, tức giận, thèm khát, lười nhác, hay cần ăn cần uống quá độ như vậy? Rút cục, khuynh hướng này bắt rễ từ đâu?

Câu trả lời có thể làm chúng ta ngạc nhiên. Luôn luôn gốc rễ sâu xa nhất của cái khuynh hướng về một thói quen xấu là tình yêu. Bản năng này hầu như luôn luôn bắt rễ từ tình yêu. Hãy phân tích những mộng ước của mình. Trong những cơn mộng đó chúng ta phần lớn là cao thượng, tốt đẹp, rộng lượng, quảng đại, toàn thiện, và đầy yêu thương, kể cả khi trong đời sống thực chúng ta có lúc nhỏ mọn, chua cay, ích kỷ, giải đãi, và bao che nuôi dưỡng cho nhiều kiểu bệnh nghiện. Chúng ta có những thái độ và thói quen xấu này không phải vì chúng ta không được tình yêu thúc đẩy, mà bởi vì, ở chính cái điểm cụ thể này, tình yêu của chúng ta bị rối loạn, bị tổn thương, bị chua cay, vô kỷ luật, hoặc tự coi mình là trung tâm. Nhưng nó vẫn là tình yêu, năng lượng tốt nhất trong mọi năng lượng, chính là ngọn lửa của hình ảnh Chúa và tính chất giống Chúa bên trong chúng ta.

Và như vậy chúng ta bắt đầu nhổ rễ một thói quen xấu trong đời sống bằng cách, trước tiên, nhận diện và trân trọng cái năng lượng nằm đằng sau nó và châm lửa cho nó. Tiếp đến chúng ta cần đưa năng lượng này vào một khuôn khổ tình yêu cao hơn, một tầm nhìn rộng rãi hơn, ít ích kỷ hơn, trân trọng hơn, có trật tự hơn. Và đó chính là điều rất khác việc phỉ báng hay đè nén bản năng đó. Khi chúng ta phỉ báng hay đè nén một bản năng thì việc đó chỉ càng làm tăng quyền lực của nó đối với chúng ta, và rất thường xuyên nó làm cho cái bản năng kia càng tàn phá đời chúng ta ghê gớm hơn nữa. Thêm nữa, khi chúng ta phỉ báng hay đè nén một bản năng nằm đằng sau một thói quen xấu, thì thực ra chúng ta đang chống lại sức khỏe của chính mình, và sau đó chúng ta vật lộn, có lẽ chỉ trong tiềm thức nhưng không hề có ngoại lệ nào, để làm sao có đủ ý chí mà xóa bỏ thói quen xấu đó đi. Năng lượng phải được trân trọng, kể cả khi chúng ta đang chật vật để đưa nó vào kỷ luật và đưa nó vào một khuôn khổ lành mạnh hơn.

Vậy, rốt cuộc làm thế nào để chúng ta bỏ được các thói quen xấu? Chúng ta làm điều đó bằng cách trân trọng những năng lượng tiếp lửa cho các thói quen đó và bằng cách đưa những năng lượng đó vào một tình yêu cao hơn.


J.B. Thái Hòa dịch

Sự tích”dầu cháo quẩy”

“DẦU CHÁ KUẢY”


Nhạc Phi – Tần Cối và truyền thuyết về Dầu Chá Kuảy


Nhạc Phi, nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử quân sự Trung Quốc (1103 – 1142), bị vợ chồng Tần Cối và Vương thị hãm hại.

Người Trung Quốc muốn nguyền rủa hai vợ chồng nhà này, bèn làm hai viên bột mì hình người dính vào nhau đem rán trong dầu , được gọi là “Du gia quỷ” hay “Dầu chá kuảy” hàm ý mong cho cặp vợ chồng kẻ phản nghịch bị nấu trong chảo dầu ở địa ngục. Âm “Kuảy” có nghĩa là quỷ mà cũng trùng âm là “Cối” tức dầu chiên Tần Cối .

Xin nói thêm một chi tiết để thấy người dân bất kỳ nước nào cũng vô cùng căm giận và khinh bỉ bọn bán nước: mộ Nhạc Phi bên bờ Tây Hồ ở Hàng Châu có đúc tượng vợ chồng Tần Cối, Vương Thị bằng gang, hình dáng quỳ bên mộ tạ tội, người tới viếng mộ Nhạc Phi thường nhổ nước bọt hoặc cầm dùi đập vào đầu tượng cho hả giận.

Vợ chồng gian thần Vương thị – Tần Cối

Chúc mừng bổn mạng Cha Gio-an Nguyễn Thiên Minh, O.P.


A Happy and Blessed Feast Day of Saint John The Apostle
to You, Dear Fr. John Nguyễn Thiên Minh, O.P.
We Pray for You and Your Ministry.

 

The Holy Spirit Choir

25 tháng 12, 2017

Homily for the Nativity of the Lord (Christmas)


And The Word Became Flesh And Made His Dwelling Place Among Us
(Jn 1:14)

Dear Sisters and Brothers in Christ,

Today we together celebrate the Birthday of Jesus our Lord and Savior to mark again our freedom from the slavery to sin and death.

By such a statement we firmly recognize the evident and unbreakable link between the coming of Jesus into the world and our definitive deliverance from all forms of evil, destructive consequences of sin, both original and personal.

Since the birth of Jesus 2017 years ago, humanity has made an irreversible turning point that leads the world and the universe together to the new horizon, that of how all peoples and nations of different cultural and religious traditions could join hands and hearts in the building of the human family where we live together in love and peace as sisters and brothers.

This has in reality brought about in the history of mankind the new way of life, that of Christian civilization.

Tracing back to the creation of the world by the Lord God, man was made in the divine likeness and lived in perfect harmony with God the Creator and other creatures.
 
Unfortunately, sin turning everything up side down caused damage beyond repair to the relations between man and God, man and his neighbor, man and his environment.

We could not help but wonder what the wickedness of sin is that keeps inflicting on humanity such a tragedy.

Sin in its very evil nature is nothing other than man’s deliberate and determined decision to achieve the final end of his life being absolutely independent from the Lord God, Creator and Savior.  Man made himself the lone standard of the principles and norms of moral values.

For that grave wrongdoing man has been responsible and has suffered from the free fall into a bottomless valley of disasters.

No one but God can save man from eternal loss.

This is why Jesus came to our rescue.

He came to tell us the truth that God is love, slow to anger and rich in mercy and that conversion or going back to God is all that we are to do for being saved.
 
He also told us how to restore the broken relationship with God, with neighbor and our living environment. 

He not only taught us with mere words of His mouth but and above all He set before all of us the good example of how man could serve God the way obedient and grateful children do their loving and caring father.  For love of God, Jesus surrendered even His own life to do the Holy Will of His Abba—Dad in heaven.

He did so because He loved us His sisters and brothers in His human nature and thus He left us the key to the restoration of the original image of God in each and one of us.

For the abovementioned reasons, and for the present reasons that we are facing a world where violence and hatred, selfishness and personal interest prevail over love, compassion and peace, we feel the need all the more greater for Jesus’ coming to shed light on our lives as individuals and communities, now and here, as we commemorate His birthday today.

Thanks be to God the Father and the Holy Spirit, we listen to the Good News of divine saving power that assures us this truth that the Eternal Word of God and God Himself has come to us in our human nature and has made our world His home, to share with us all the ups and downs of our lives.  This is, therefore, by no way just a short visit but a long and permanent stay with us decided by the Lord and Savior Who is Emmanuel—God with Us—and Who is Jesus—God Saves Us.   Amen.      

Fr. Francis Xavier Nguyen Van Nhut, O.P.
        

LÃNH NHẬN BÍ TÍCH RỬA TỘI và BÍ TÍCH THÊM SỨC

Hôm nay, Lễ Chúa Giáng Sinh 25 tháng 12 năm 2017, 2 em bé và 3 anh tân tòng được lãnh Bí Tích Rửa Tội.

Bé Francis Ân

Bé Maurice Nguyên

Anh Joseph Darren Chua Ming Choon

Anh Nathan Kenji Koizumi


 3 anh tân tòng được lãnh Bí Tích Thêm Sức.



Anh Joseph Darren Chua Ming Choon

Anh Nathan Kenji Koizumi

Anh Francis Robert Charles Wells

 Sau Thánh Lễ Giáng Sinh, Cha Phanxicô Xaviê đã trao những món quà nhỏ đầy ý nghĩa để đón mừng 2 em bé và 3 anh tân tòng được lãnh Bí Tích Rửa Tội ngày Lễ Chúa Giáng Sinh 25 tháng 12 năm 2017.



The Holy Spirit Choir

Daily Readings – Audio (December 25-31, 2017)