Tìm Kiếm

30 tháng 9, 2020

VUI TẾT TRUNG THU VÀ CHÚC MỪNG LỄ BỔN MẠNG CÁC CA VIÊN (THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU NGÀY 1 THÁNG 10)

 Sau Thánh Lễ Chúa Nhựt XXVI Thường Niên Năm A, ngày 27 tháng 09 năm 2020, ca đoàn Thánh Linh đã tổ chức buổi họp mặt "Vui Tết Trung Thu và Mừng Lễ Bổn Mạng Các Ca Viên", với sự hiện diện của Cha Ca Trưởng Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Nhứt, khách mời, thân nhân ca viên và ca viên ca đoàn Thánh Linh.

Anh Phương Anh, đại diện ca đoàn Thánh Linh gởi lời chúc mừng Tết Trung Thu đến các bé là con cháu của ca viên ca đoàn và Lễ Bổn Mạng đến quý cô, quý anh chị em ca viên ca đoàn




Cha Ca Trưởng Phanxicô Xaviê thánh hóa bữa tiệc họp mặt


Chị Cúc, thủ quỹ ca đoàn tặng hoa cho Chị Ngọc Linh, đại diện các ca viên mừng lễ bổn mạng Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu ngày 1 tháng 10


Cha Ca Trưởng Phanxicô Xaviê, gia đình Anh Patrick và cô Dung, ca viên ca đoàn

Anh Patrick hát tặng ca đoàn Thánh Linh

Kết thúc buổi họp mặt "Vui Tết Trung Thu và Mừng Lễ Bổn Mạng Các Ca Viên", Cha Ca Trưởng Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Nhứt xin Chúa chúc lành cho khách mời, thân nhân ca viên và ca viên ca đoàn Thánh Linh và Cha mời gọi thân nhân ca viên và ca viên tham dự lớp Học Ăn Học Nói vào tối thứ Năm hằng tuần, lúc 19 giờ 30 tại phòng A4, lầu 1, trung tâm mục vụ giáo xứ Đa Minh Ba Chuông. 

  

The Holy Spirit Choir


Twenty-seventh Sunday in Ordinary Time A (October 4, 2020)



  • First Reading (Is 5:1-7)


A reading from the Book of the Prophet Isaiah

Let me now sing of my friend,
my friend's song concerning his vineyard.
My friend had a vineyard
on a fertile hillside;
he spaded it, cleared it of stones,
and planted the choicest vines;
within it he built a watchtower,
and hewed out a wine press.
Then he looked for the crop of grapes,
but what it yielded was wild grapes.

Now, inhabitants of Jerusalem and people of Judah,
judge between me and my vineyard:
What more was there to do for my vineyard
that I had not done?
Why, when I looked for the crop of grapes,
did it bring forth wild grapes?
Now, I will let you know
what I mean to do with my vineyard:
take away its hedge, give it to grazing,
break through its wall, let it be trampled!
Yes, I will make it a ruin:
it shall not be pruned or hoed,
but overgrown with thorns and briers;
I will command the clouds
not to send rain upon it.
The vineyard of the LORD of hosts is the house of Israel,
and the people of Judah are his cherished plant;
he looked for judgment, but see, bloodshed!
for justice, but hark, the outcry!

  • Bài đọc I:(Isa 5:1-7)


Bài ca vườn nho

Tôi xin hát tặng bạn thân tôi, bài ca của bạn tôi về vườn nho của mình. Bạn thân tôi có một vườn nho trên sườn đồi mầu mỡ. Anh ra tay cuốc đất nhặt đá, mang giống nho quý đem trồng, giữa vườn anh xây một vọng gác, rồi khoét bồn đạp nho. Anh những mong nó sinh trái tốt, nó lại sinh nho dại.
Vậy bây giờ, dân Giê-ru-sa-lem và người Giu-đa hỡi, xin phân xử đôi đàng giữa tôi với vườn nho. Có gì làm hơn được cho vườn nho của tôi, mà tôi đã chẳng làm? Tôi những mong trái tốt, sao nó sinh nho dại?
Vậy bây giờ tôi cho các người biết tôi đối xử thế nào với vườn nho của tôi: hàng giậu thì chặt phá cho vườn bị tan hoang, bờ tường thì đập đổ cho vườn bị giày xéo. Tôi sẽ biến thửa vườn thành mảnh đất hoang vu, không tỉa cành nhổ cỏ, gai góc mọc um tùm; sẽ truyền lệnh cho mây đừng đổ mưa tưới xuống.
Vườn nho của Đức Chúa các đạo binh, chính là nhà Ít-ra-en đó; cây nho Chúa mến yêu quý chuộng, ấy chính là người xứ Giu-đa. Người những mong họ sống công bình, mà chỉ thấy toàn là đổ máu; đợi chờ họ làm điều chính trực, mà chỉ nghe vẳng tiếng khóc than.

  • Responsorial Psalm (Ps 80:9, 12, 13-14, 15-16, 19-20)


R. The vineyard of the Lord is the house of Israel.
R. Vườn nho của Chúa là nhà Israel

A vine from Egypt you transplanted;
you drove away the nations and planted it.
It put forth its foliage to the Sea,
its shoots as far as the River. R.
Từ Ai-cập Chúa đã mang về một gốc nho. 
Chúa đã đuổi chư dân đi để ương trồng nó. 
Nó vươn ngành ra cho tới nơi biển cả, 
vươn chồi non cho tới chỗ đại giang. R

Why have you broken down its walls,
so that every passer-by plucks its fruit,
The boar from the forest lays it waste,
and the beasts of the field feed upon it? R.
Tại sao Ngài phá vỡ hàng rào, 
để bao khách qua đường đều lảy hái nó, 
để lợn rừng xông ra tàn phá, 
và muông thú ngoài đồng dùng nó làm cỏ nuôi thân? R. 

Once again, O LORD of hosts,
look down from heaven, and see;
take care of this vine,
and protect what your right hand has planted
the son of man whom you yourself made strong. R.
Lạy Chúa thiên binh, xin thương trở lại; 
từ trời cao xin nhìn coi và thăm viếng vườn nho này. 
Xin bảo vệ vườn nho mà tay hữu Ngài đã cấy, 
bảo vệ ngành nho mà Ngài đã củng cố cho mình. R.

Then we will no more withdraw from you;
give us new life, and we will call upon your name.
O LORD, God of hosts, restore us;
if your face shine upon us, then we shall be saved. R.
Chúng con sẽ không còn rời xa Chúa nữa. 
Chúa cho chúng con được sống, và chúng con ca tụng danh Ngài. 
Lạy Chúa thiên binh, xin cho chúng con được phục hồi, 
xin tỏ thiên nhan hiền từ Chúa ra, hầu cho chúng con được ơn cứu sống. R.

  • Second Reading (Phil 4:6-9)


A reading from the Letter of Saint Paul to the Philippians


Brothers and sisters:
Have no anxiety at all, but in everything,
by prayer and petition, with thanksgiving,
make your requests known to God.
Then the peace of God that surpasses all understanding
will guard your hearts and minds in Christ Jesus.

Finally, brothers and sisters,
whatever is true, whatever is honorable,
whatever is just, whatever is pure,
whatever is lovely, whatever is gracious,
if there is any excellence
and if there is anything worthy of praise,
think about these things.
Keep on doing what you have learned and received
and heard and seen in me.
Then the God of peace will be with you.

  • Bài đọc II: (Phil 4:6-9)


Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su. Ngoài ra, thưa anh em, những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý. Những gì anh em đã học hỏi, đã lãnh nhận, đã nghe, đã thấy ở nơi tôi, thì hãy đem ra thực hành, và Thiên Chúa là nguồn bình an sẽ ở với anh em.

  • Alleluia Cf. Jn 15:16


R. Alleluia, alleluia.

I have chosen you from the world, says the Lord,
to go and bear fruit that will remain.
R. Alleluia, alleluia.

  • Gospel (Mt 21:33-43)


Jesus said to the chief priests and the elders of the people:

"Hear another parable.
There was a landowner who planted a vineyard,
put a hedge around it, dug a wine press in it, and built a tower. 
Then he leased it to tenants and went on a journey.
When vintage time drew near,
he sent his servants to the tenants to obtain his produce. 
But the tenants seized the servants and one they beat,
another they killed, and a third they stoned. 
Again he sent other servants, more numerous than the first ones,
but they treated them in the same way. 
Finally, he sent his son to them, thinking,
'They will respect my son.'
But when the tenants saw the son, they said to one another,
'This is the heir.
Come, let us kill him and acquire his inheritance.'
They seized him, threw him out of the vineyard, and killed him. 
What will the owner of the vineyard do to those tenants when he comes?"
They answered him,
"He will put those wretched men to a wretched death
and lease his vineyard to other tenants
who will give him the produce at the proper times." 
Jesus said to them, "Did you never read in the Scriptures:
The stone that the builders rejected
has become the cornerstone;
by the Lord has this been done,
and it is wonderful in our eyes?
Therefore, I say to you,
the kingdom of God will be taken away from you
and given to a people that will produce its fruit."

  • Phúc Âm: (Mt 21:33-43)


Các ông hãy nghe một dụ ngôn khác: "Có gia chủ kia trồng được một vườn nho; chung quanh vườn, ông rào giậu; trong vườn, ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi. Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông: chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước: nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng: "Chúng sẽ nể con ta." Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau: "Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó! " Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi. Vậy xin hỏi: Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?" Họ đáp: "Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông." Đức Giê-su bảo họ: "Các ông chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta. Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.




29 tháng 9, 2020

SỰ KÌ DIỆU CỦA NGÓN CHÂN CÁI

Mời xem...SỰ KÌ DIỆU CỦA NGÓN CHÂN CÁI


 1_ Thận yếu, chân mỏi, nuốt khó:

Hai chân thường xuyên mỏi, chân không giơ được, đi lại khó khăn, kèm thêm nuốt khó. Nguyên nhân của triệu chứng này là do thận yếu. Hãy gập đốt đầu tiên của ngón chân cái xuống, dùng ngón tay cái vuốt từ lằn chỉ ngón chân cái vào trong (H1A), ngày làm 3 lần, mỗi lần 2-3 phút cho cả hai chân, vuốt một thời gian các triệu chứng trên sẽ hết dần.

2_ Cảm cúm, đờm dãi:

Nếu bạn có hiện tượng đờm dãi nhiều (do cảm cúm hoặc do nguyên nhân khác), nhất là người già, hãy dùng tay chà mạnh vào vùng mặt dưới của cổ ngón chân cái (H1C), một thời gian sẽ hết đờm. Phải nói là phương pháp này cực cực kì hiệu quả, nếu dùng điếu ngải hơ vào vùng này thì hiệu quả còn nhanh hơn nữa.

3_ Khô và thoái hóa khớp gối:

Bạn bị đau đầu gối và khô khớp gối, lúc nào hoạt động khớp cũng kêu “lục cục”. Hãy dùng tay kéo mạnh ngón chân cái ra. Sau đấy, vừa kéo nhẹ nhàng vừa xoay ngón chân cái để tạo dịch nhờn cho khớp gối và không bị khô khớp. Một thời gian là hết đau khớp, thận lại khỏe lên. Đặc biệt, việc quay ngón cái còn hỗ trợ xử lý được cả chứng hay quên cực kỳ hiệu quả (có thể kết hợp bấm thêm huyệt ấn bạch để điều trị chứng hay quên).

4_ Đau đầu gối:

Mọi người lưu ý, nếu bấm vào mặt dưới ngón chân cái thấy đau thì bạn đang bị đau đầu gối, bấm vào trung điểm đường lằn chỉ ngón chân cái thấy đau là bạn đang bị đau vùng khoeo chân. Lúc này bấm các điểm trên một thời gian là sẽ hết.

5_ Cao huyết áp:

Nếu bạn bị huyết áp cao, hãy vuốt kẽ ngón chân cái và trỏ, từ ngoài vào trong, sẽ có 1 điểm đau xuất hiện (H1B), thông thường vị trí gần huyệt thái xung. Hãy bấm vào điểm ấy để điều trị chứng này.

6_ Phục hồi vận động sau tai biến:

Đối với những người bị di chứng sau tai biến liệt nửa người nếu muốn nhanh chóng vận động được hãy kéo ngón chân cái mỗi ngày.

BS Dư Quang Châu (Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Bấm huyệt Thập Chỉ Liên Tâm)


27 tháng 9, 2020

Twenty-sixth Sunday in Ordinary Time A (September 27, 2020)





TÓM LƯỢC LỊCH SỬ THỜI CỰU ƯỚC

Giới thiệu: Thời kỳ Cựu Ước được tính từ khoảng thời gian Thiên Chúa tạo thành vũ trụ vạn vật 4000 năm trước Công Nguyên cho tới thời đế quốc Ba Tư, khi Vua Ky-rô phóng thích những người Do thái bị giam cầm và cho phép họ được xây lại đền thờ. Thời kỳ Cựu Ước kết thúc vào khoảng năm 400 trước Công Nguyên. Bảng tóm lược lịch sử dưới đây giúp bạn nắm bắt được các sự kiện chính trong Cựu Ước.

Thánh Kinh bao gồm từ giai đoạn tạo thành con người vào khoảng năm 4000 trước Công Nguyên. Tất cả đều hướng tới biến cố giáng sinh, cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Ki-tô. Vào thế kỷ thứ I sau Công Nguyên, Tin Mừng cùng với những lời giảng dạy của Thánh tông đồ Phao-lô, được truyền nhanh chóng và Hội Thánh Công Giáo được thành lập dưới đế chế Rô-ma. Việc biên soạn bộ Tân Ước được hoàn tất vào khoảng cùng thời điểm Thành Thánh Giê-ru-sa-lem bị người Rô-ma phá hủy vào năm 70 sau Chúa Ki-tô Giáng Sinh.

Những giai đoạn lịch sử chính của Cựu Ước.

Cựu Ước có thể được tóm lược thành 9 giai đoạn lịch sử chính: thời kỳ Sáng Tạo, thời kỳ Tổ Phụ Áp-ra-ham và các Tổ phụ của người Híp-ri, thời kỳ Ông Mô-sê và Xuất Hành, thời kỳ Ông Giô-suê và cuộc chinh phục đất Ca-na-an, thời kỳ Ông Sam-sôn và các Thủ lãnh, thời kỳ các Vua Đa-vít và Sa-lô-môn, thời kỳ Vương quốc bị chia cắt, thời diệt vong của hai Chi Tộc Ít-ra-en và Giu-đa, thời Ông Ét-ra và cuộc hồi hương từ nơi lưu đày. Tóm lược sau đây sẽ giúp ghi nhớ những phần chính trong Cựu Ước.

I-  THỜI TIỀN SỬ SÁNG THẾ (4004-2234 trước Chúa Ki-tô Giáng Sinh): Thời kỳ tạo thành vũ trụ vạn vật và những lần sa ngã của con người.

Những thời kỳ chính của Sáng Thế (xem Sáng Thế 1-11) như sau:

a.    Thời kỳ tạo thành các tầng trời và trái đất, và tất cả động thực vật cũng như con người. Thiên Chúa đã sáng tạo tất cả trong 6 ngày và Người đã nghỉ ngơi vào ngày thứ Bảy, sau này con người lấy ngày thứ Bảy làm ngày Sabbath (ngày nghỉ ngơi và thờ phụng Chúa).

b.    Hành vi sa ngã của Ông Bà A-đam và E-và đã mang tội lỗi và cái chết vào thế gian. Thiên Chúa đã sáng tạo ra người nam và người nữ theo hình ảnh của Người, với phẩm chất cao quý hơn muôn loài muôn vật khác để họ có thể tiếp cận Người. Vì tội sa ngã của con người, Thiên Chúa đã tuyên án người nam, người nữ và con rắn, và Người cũng báo cho biết Đấng Mê-si-a một ngày kia sẽ đến và đạp đầu con rắn.

c.    Trận Đại Hồng Thủy: đã giáng xuống toàn thể vũ trụ vạn vật, nhưng Thiên Chúa cứu mạng Ông Nô-ê và gia đình ông.

d.    Tháp Ba-ben: nơi loài người tụ tập nổi loạn và Thiên Chúa khiến cho họ không còn cùng ngôn ngữ như nhau.

 

II-   THỜI CÁC TỔ PHỤ/ THỜI TỔ PHỤ ÁP-RA-HAM VÀ CÁC CON CHÁU (1996-1689 trước Chúa Ki-tô Giáng Sinh)

Những nhân vật chính xung quanh tổ phụ Áp-ra-ham và người Híp-ri (xem Sáng Thế 12-50):

a.    Ông Áp-ra-ham: là người Híp-ri đầu tiên, Thiên Chúa đã gọi ông từ miền đất Trung Đông xa xôi, nơi đó là xứ Ua của người Can-đê. Thiên Chúa đã hứa với ông nếu ông vâng theo lời Người thì dòng dõi con cháu của ông sẽ đông vô số như cát biển sao trời, và một hậu duệ của ông sẽ là Đấng Cứu Chuộc loài người.

b.    Ông I-xa-ác: là người con của Ông Áp-ra-ham được sinh ra khi ông đã già nua, theo lời hứa của Thiên Chúa.  Danh tánh “I-xa-ác” có nghĩa là “niềm vui sướng” bởi vì vợ ông là Bà Xa-ra đã bật cười khi nghe báo tin bà sẽ sinh đứa con này vào lúc tuổi đã cao.

c.    Ông Gia-cóp: tổ phụ của 12 chi tộc Ít-ra-en. Ý nghĩa của danh tánh Gia-cóp là “kẻ lừa dối”, nhưng ông đã tin cậy vào Thiên Chúa, và Thiên Chúa đã chúc phúc cho cuộc đời ông. Sau đó Thiên Chúa đã hiện ra với ông và đổi danh tánh ông thành Ít-ra-en.

d.    Ông Giu-se: là người con yêu quý của Ông Gia-cóp. Người vợ yêu dấu của ông là Bà Ra-khen đã qua đời trong lúc hạ sinh Ông Giu-se. Nhờ cậu bé này, người cha có thể hiểu ý nghĩa những giấc mơ, và cũng vì đó mà các anh ghen tức đem bán cậu cho bọn lái buôn nô lệ đưa sang Ai-cập. Nhưng Thiên Chúa đã che chở cậu một cách kỳ diệu và còn biến cậu thành người hùng giải cứu dân Híp-ri khỏi nạn diệt vong.




III-   THỜI ÔNG MÔ-SÊ VÀ BIẾN CỐ XUẤT HÀNH (1571-1451 trước Chúa Ki-tô Giáng Sinh)

Những sự kiện chính trong thời Ông Mô-sê (xem sách Xuất Hành, sách Dân Số và sách Đệ Nhị Luật):

a.    Lời kêu gọi của Ông Mô-sê: khi dân Híp-ri đang ở đất Ai-cập. Vua Pha-ra-ô đã ra lệnh cho giết hết những đứa bé trai của người Híp-ri vì người Híp-ri sinh sôi quá nhanh. Ông Mô-sê đã được sinh ra và lớn lên trong triều đình Vua Pha-ra-ô. Sau đó ông đã khao khát tìm kiếm Thiên Chúa của người Híp-ri, Đấng ông đã được diện kiến trong bụi cây bốc cháy. Sau đó, Ông Mô-sê quay lại Ai-cập để giải thoát những người nô lệ Híp-ri.

b.    Mười dịch họa và biến cố Xuất Hành: khi hai Ông Mô-sê và A-ha-ron đến cung điện gặp vua Pha-ra-ô và đã yêu cầu vua phải thả tự do cho người Ít-ra-en. Vua Pha-ra-ô đã từ chối vì thế sau đó xảy ra liên tiếp 10 tai ương dịch bịnh. Người Híp-ri đã trốn thoát khỏi Ai-cập sau khi đã phết máu cừu con lên thanh cửa được bảo vệ họ khỏi họa Tử Thần giáng xuống đất Ai-cập. Dân Híp-ri đã trốn thoát đem theo tất cả tài sản của Ai-cập và Chúa đã xuất hiện trong cột lửa để hướng dẫn họ băng qua Biển Đỏ. Vì thế người Ai-cập đã giận dữ và đuổi theo họ nhưng các khối nước nhận chìm các chiến xa và chiến mã của người Ai-cập.

c.    Thiên Chúa ban lề luật tại núi Xi-nai: khi dân Híp-ri đến núi Xi-nai, Thiên Chúa đã trao Mười Điều Răn cho ông Mô-sê. Trong lúc chờ đợi ông Mô-sê từ núi Xi-nai trở xuống, dân Híp-ri đã nổi loạn và đúc một con bê bằng vàng. Khi xuống núi, Ông Mô-sê nổi giận đập vỡ các tấm bia đá có khắc Mười Điều Răn. Sau đó, Thiên Chúa tự tay viết lại Mười Điều Răn lên những tấm bia đá mới. Người cũng chỉ dẫn cho ông Mô-sê thiết kế một ngôi nhà tạm như một chiếc lều để Thiên Chúa có thể ngự lại cùng họ trong suốt cuộc hành trình tìm về Đất Hứa.

d.    Bốn mươi năm đi trong hoang mạc: khi con cái Ít-ra-en không còn tin vào lời hứa của Thiên Chúa và họ muốn quay trở lại đất Ai-cập để tiếp tục kiếp sống nô lệ. Khi họ đã đến Ca-đê Bác-nê-a, họ phái 12 người do thám để xem xét mảnh đất này.  Nhưng khi nghe nói ở đó có những người khổng lồ, họ đâm sợ. Chỉ có hai Ông Giô-suê và Ca-lếp là còn can đảm tiếp tục theo đuổi lời hứa của Thiên Chúa. Vì lòng tin yếu kém, họ đã phải lang thang suốt 40 năm trong hoang mạc.

 



IV-  THỜI KỲ ÔNG GIÔ-SUÊ VÀ CUỘC CHINH PHỤC ĐẤT HỨA (1451-1443 trước Chúa Ki-tô Giáng Sinh)

            Những sự kiện xoay quanh Ông Giô-suê và Cuộc Chinh Phục Đất Hứa (xem Giô-suê 1-24):

a.    Ông Mô-sê tạ thế: Ông Mô-sê ngỏ lời từ biệt dân Híp-ri khuyên nhủ họ vững tin lời hứa của Thiên Chúa. Ông nhắc nhở họ là nếu họ vâng lời Thiên Chúa thì họ sẽ được chúc phúc, còn nếu họ không vâng phục Thiên Chúa thì họ sẽ bị nguyền rủa và bị phân tán khắp mặt đất này. Lời cảnh cáo đáng sợ đó sẽ mãi mãi theo đuổi họ cho dù họ có đi tới chân trời góc biển. Ông Mô-sê đã qua đời trên núi Nơ-vô trong lúc lòng nặng trĩu vì dân chúng không còn được Thiên Chúa chúc phước và chính ông bị từ chối vinh hạnh được bước vào Đất Hứa, vùng quê hương ước mơ đó Ông chỉ mới thoáng nhìn thấy từ xa. Sau này chính Ông Giô-suê sẽ đưa dân tiến vào nơi đó.

b.    Cuộc vượt sông Gio-đan: là sự kiện người Híp-ri băng qua sông và đi vào miền đất hứa, một miền đất đầy sữa và mật. Ông Giô-suê truyền cho các tư tế khiêng Hòm Bia Giao Ước và nước sông Gio-đan đã tách ra làm hai để họ đi vào miền đất hứa. Ông Giô-suê đã thiết lập một ngày lễ để tưởng nhớ về sự kiện vĩ đại này.

c.    Bảy năm thu tóm miền đất mới: là thời gian chiếm lĩnh vùng đất của những kẻ nổi loạn thờ ngẫu tượng. Dân Híp-ri không vâng phục Thiên Chúa, mặc dù Chúa đã truyền cho họ chiếm đất đai và tiêu diệt dân cư ở vùng đất nầy. Đã vậy, họ không đuổi người Ca-na-an mà họ còn cưới cả những người phụ nữ Ca-na-an. Ba vị thần nổi bật nhất mà người Ca-na-an tôn thờ là Ba-an, A-sê-ra và Đagon.

d.    Cuộc Định Cư trên miền đất Ca-na-an: nơi lãnh thổ bị chia thành 12 chi tộc, và sau đó Ông Giô-suê đã nói lời giã biệt trước khi qua đời để khích lệ dân cũng như cảnh báo họ điều sẽ xảy đến với họ nếu họ không vâng phục Thiên Chúa. Ông nói với họ “ngày hôm nay mọi người phải chọn xem mình sẽ phụng sự ai.”




V-  THỜI CÁC THỦ LÃNH VÀ ÔNG SA-MU-EN (1443-1095 trước Chúa Ki-tô Giáng Sinh)

Những sự kiện chính trong suốt giai đoạn các Thủ lãnh (xem sách Thủ lãnh 1-21):

a.    Bảy chu trình phạm tội, nô lệ, giải thoát và chúc phúc: mỗi thế hệ đều lâm vào chu kỳ bi thảm nói trên: trước tiên họ quên đi những huấn lệnh của Thiên Chúa và phạm tội thờ ngẫu tượng. Thứ hai là bị ngoại bang xâm lấn bị đàn áp khốc liệt. Thứ ba là dân sẽ phải van xin Thiên Chúa đến cứu giúp họ. Thứ tư là Thiên Chúa sẽ gửi đến một vị thủ lãnh hoặc một vị cứu tinh để giải cứu họ.

b.      Ba trăm năm đầu tiên của lịch sử Ít-ra-en: sách Thủ lãnh bắt đầu ngay sau ngày mất của ông Giô-suê và kết thúc với Sa-mu-en, vị thủ lãnh cuối cùng của Ít-ra-en. Sau đó, đến thời kỳ các Vua.

c.    Các Thủ lãnh cứu tinh dân tộc: Các vị này được Thiên Chúa sai đến để giúp dân Ít-ra-en khỏi bị áp bức. Những vị Thủ lãnh chính yếu là: Ông Ót-ni-ên là cháu Ông Ca-lếp, đã giải thoát dân Ít-ra-en khỏi ách của dân cư vùng Lưỡng Hà Địa. Ông Ê-hút người thuận tay trái, đã giết Ông Éc-lon, vua của dân Mô-áp. Ông Gíp-tác là con của một cô gái điếm, đã đánh bại dân Am-mon. Ông Ghít-ôn đã lãnh đạo 300 dân Ít-ra-en để đánh bại đạo quân 130.000 của người Ma-đi-an. Ông Sam-sôn, nổi tiếng là người có sức mạnh phi thường, đã giải thoát dân Ít-ra-en khỏi tay người Phi-li-tinh. Bà Đơ-vô-ra đã khích lệ Ông Ba-rắc tấn công quân đội hùng mạnh của người Ca-na-an.

d.  Những kẻ đàn áp: những kẻ ngoại xâm đã đến gây đau khổ cho dân Ít-ra-en. Đầu tiên là các cư dân vùng Lưỡng Hà Địa, rồi đến người Mô-áp, kế đến là dân Phi-li-tinh, rồi đến người Ca-na-an, sau đó là người Ma-đi-an, sau nữa là người Am-mon, và rồi lại là người Phi-li-tinh.

 




VI-  THỜI VUA ĐA-VÍT VÀ VUA SA-LÔ-MÔN (1085-922 trước Chúa Ki-tô Giáng Sinh)

Những nhân vật chính trong suốt thời đại các Vua ( xem sách Sa-mu-en và 1 Vua):

a.    Ông Sa-mu-en: là vị ngôn sứ vĩ đại đầu tiên của dân Ít-ra-en. Mẹ của ông là người phụ nữ hiếm muộn đã cầu xin Thiên Chúa ban cho một người con trai và hứa sẽ hiến dâng cả cuộc đời em để phụng sự Chúa nếu được Chúa chấp nhận điều bà mong ước. Thiên Chúa đã đáp lại lời khẩn cầu của bà và Ông Sa-mu-en đã trở nên nổi tiếng trên đất nước vì những lời tiên tri của ông. Ông đã xức dầu cho vị vua đầu tiên của Ít-ra-en là Sa-un, rồi sau đó là cho Vua Đa-vít.

b.    Vua Sa-un: là vị vua đầu tiên của Ít-ra-en. Dân chúng kêu nài rằng họ cần một vị Vua bởi vì các miền đất xung quanh họ đều có vua, trong khi đó Chúa là Vua của họ. Cuối cùng Chúa truyền Ông Sa-mu-en xức dầu tấn phong Vua Sa-un thuộc chi tộc Ben-gia-min, một nam nhân điển trai, lại cao hơn tất cả nam giới trong vương quốc cả một cái đầu. Sa-un có một tâm địa xấu ác, bởi vì Thiên Chúa đã ban cho dân chúng một vị vua được định hình theo đúng hình ảnh họ mong đợi bởi vì tâm địa họ xấu xa. Vua Sa-un trải qua hầu hết cả cuộc đời chỉ để lùng bắt bằng được Ông Đa-vít. Ông muốn tiêu diệt Ông Đa-vít vì ông biết là ông nầy đã được Chúa xức dầu phong vương.

c.    Vua Đa-vít: là vị vua chính danh của Ít-ra-en, được Thiên Chúa chọn và được Ngôn sứ Sa-mu-en xức đầu tấn phong. Đa-vít xuất thân từ Bê-lem được đẹp lòngThiên Chúa. Khi còn là một cậu bé ông đã gan dạ giết chết người Phi-li-tinh khổng lồ là Go-li-át, kẻ đã nhạo báng đạo binh của Thiên Chúa. Ông Đa-vít đã đánh bại hắn chỉ với một chiếc ná và một cục đá. Ông Đa-vít đã mất nhiều thời gian trong cuộc đời mình để chạy trốn Vua Sa-un, nhưng 7 năm sau, vua Sa-un băng hà và các chi tộc đã tôn Ông Đa-vít lên làm vua tại Khép-rôn. Ông Đa-vít là một vị vua lăn xả trận mạc và vì thế ông đã không được phép xây dựng Đền Thờ như lòng hằng mong ước. Ông đã trao phó việc này cho con mình là Vua Sa-lô-môn, người của ơn thái bình.

d.    Vua Sa-lô-môn: là con vua Đa-vít, xây dựng Đền Thờ Giê-ru-sa-lem. Trong một giấc chiêm bao, Thiên Chúa đã tỏ ý muốn ban cho Sa-lô-môn bất cứ ân huệ nào tùy ông mong muốn nhưng ông đã xin Thiên Chúa cho ông được ơn khôn ngoan để chăn dắt dân thánh của Người. Vì lý do đó Thiên Chúa đã ban cho ông được hùng mạnh và giàu có, danh tiếng của ông được truyền tụng khắp thế gian. Vua Sa-lô-môn đã phạm phải một sai lầm là cưới những công chúa của các vị Vua ngoại đạo. Ông cho phép họ xây đền miếu thờ những vị thần của họ và chính tội lỗi này đã gây họa diệt vong thảm khốc cho dân Ít-ra-en. Vương quốc bị chia cắt làm đôi khi Vua Sa-lô-môn đã tuổi cao sức yếu.

 



VII-   THỜI VƯƠNG QUỐC BỊ CHIA CẮT (922-722 trước Chúa Ki-tô Giáng Sinh)

Những sự kiện chính và những nhân vật nổi danh trong suốt thời kỳ vương quốc bị chia cắt (xem sách 2 Sa-mu-en và 1 Các Vua):

a.    Nội chiến: đã xảy ra khi Vua Sa-lô-môn băng hà vào năm 922 trước Chúa Ki-tô Giáng Sinh, vì những người con trai của Vua Sa-lô-môn và những tướng lĩnh quân đội tranh dành ngôi vua. Vua Sa-lô-môn chúc phúc cho Ông Rơ-kháp-am để trở thành vị Vua mới, nhưng Ông Gia-róp-am lại có nhiều thế lực quân đội. Phe nào cũng tự cho mình là Vua do Thiên Chúa chọn.

b.    Hai chi tộc Ít-ra-en và Giu-đa: sau cuộc chiến thì cuối cùng 10 chi tộc miền Bắc theo phò Ông Gia-róp-am, lấy quốc hiệu là “Ít-ra-en”. Hai chi tộc còn lại ở miền Nam thì tôn Ông Rơ-kháp-am làm Vua của họ và vương quốc phía nam được gọi là “Giu-đa”.

c.    Ông I-sai-a: là một vị ngôn sứ vĩ đại sống ở Giê-ru-sa-lem suốt thời gian người Át-sua trở nên hùng mạnh (khoảng năm 740 trước Chúa Ki-tô Giáng Sinh). Ông đã cảnh cáo Giê-ru-sa-lem và các vị Vua về tội thờ ngẫu tượng và hành vi liên minh với các thế lực ngoại bang. Ông tiên báo về nạn bị lưu đày sẽ xảy đến ở miền Bắc và miền Nam. Ông I-sai-a là một trong những vị ngôn sứ vĩ đại vì ông đề cập về Đấng Mê-si-a nhiều hơn hết thảy các quyển sách khác trong thời Cựu Ước. Khi các cuộn da Biển Chết được khám phá thì quyển sách của Ông I-sai-a vẫn còn nguyên vẹn.

d.    Ông Giê-rê-mi-a: là một trong những vị ngôn sứ vĩ đại sống khoảng năm 620 trước Chúa Ki-tô Giáng Sinh, thời dân Ba-by-lon đang hùng mạnh. Ông lên tiếng chống lại người Giu-đa và tất cả các thành trong toàn lãnh thổ vì họ điên rồ sùng bái ngẫu tượng. Ông đã tiên báo về Giê-ru-sa-lem sẽ bị diệt vong và đền thờ sẽ bị người Ba-by-lon cướp đoạt. Ông tiên báo người Do Thái sẽ phải rời bỏ quê cha đất tổ và bị đưa đến Ba-by-lon, họ sẽ phải ở trong xứ sở sùng bái ngẫu tượng này suốt 70 năm và rồi họ sẽ hồi hương. Ở chương 31, ông cũng nói về một giao ước mới (chúc thư) được ký kết lúc Thiên Chúa sẽ viết lề luật vào cõi lòng con người.

 



VIII-   THỜI DIỆT VONG CỦA ÍT-RA-EN VÀ GIU-ĐA (722-586 trước Chúa Ki-tô Giáng Sinh)

Những sự kiện chính và những nhân vật quan trọng trong suốt thời kỳ diệt vong của Ít-ra-en và Giu-đa (xem sách 2 Vua):

a.    Các ngôn sứ: đã xuất hiện trong suốt giai đoạn các Vua ở Ít-ra-en và Giu-đa. Thiên Chúa đã dùng môi miệng của các ngôn sứ để mang thông điệp của Người đến những dân phản loạn đã từ bỏ Chúa. Những vị ngôn sứ trong thời kỳ người Át-sua gồm có: các Ông Giô-na, Giô-en, A-mốt, Hô-sê, I-sai-a, Mi-kha, Xô-phô-ni-a và Na-khum. Những vị ngôn sứ trong thời kỳ người Ba-by-lon là: các Ông Giê-rê-mi-a, Kha-ba-cúc, Ê-dê-ki-en, Ô-va-đi-a và Đa-ni-en. Những vị ngôn sứ cuối cùng của thời kỳ người Ba Tư đó là các Ông Khác-gai, Da-ca-ri-a và Ma-la-khi.

b.    Thời sụp đổ của Ít-ra-en vào năm 722 trước Chúa Ki-tô Giáng Sinh: khi tất cả các vua gian ác ở vương quốc Ít-ra-en phương Bắc tôn thờ ngẫu tượng và từ bỏ các điều răn của Chúa cho tới khi người Át-sua xông đến, tựa một đội quân thiện chiến, phá hủy thủ đô của họ ở miền Bắc và bắt họ về giam cầm tại đất Át-sua, nơi hiện giờ là nước Iraq, thuộc phần đất phía Bắc của dòng sông Tigris. Những người này được coi là 10 Chi Tộc bị thất lạc của Ít-ra-en, bởi vì không ai còn biết điều gì đã xảy ra với họ. Có nhiều đồn đoán về họ nhưng chẳng có gì chắc chắn cả.

c.    Thời kỳ phục hồi ở Giê-ru-sa-lem: khi tám vị vua ở vương quốc phương Nam của Giu-đa đã tìm kiếm Chúa, còn 20 người kia là những kẻ xấu xa. Những vị vua phụng sự Chúa là A-xa, Giơ-hô-sa-phát, Giô-át, A-mát-gia-hu, Út-di-gia-hu, Giô-tham, Khít-ki-gia và Giô-si-gia-hu.

d.    Thời sụp đổ của Giu-đa vào năm 586 trước Chúa Ki-tô Giáng Sinh: thảm họa không thể tránh khỏi bởi vì họ đã từ bỏ Chúa. Vua Na-bu-cô-đô-nô-xo của Ba-by-lon đã chiếm được Giê-ru-sa-lem vào năm 586 trước Chúa Ki-tô Giáng Sinh và đã đuổi họ ra khỏi miền đất này nên họ phải tìm đến miền đất Ba-by-lon, là nơi dân ngoại sùng bái ngẫu tượng.




IX-  THỜI TRỞ VỀ TỪ CHỐN LƯU ĐÀY (539-400 trước Chúa Ki-tô Giáng Sinh)

Những sự kiện chính và những nhân vật nổi danh trong suốt thời kỳ trở về từ chốn lưu đày (xem sách Ét-ra, Nơ-khe-mi-a, Ét-te):

a.    Vua Ky-rô thả tự do cho người Do Thái trở về sau 70 năm: vua Ky-rô của nước Ba Tư chiếm Ba-by-lon vào năm 540 trước Chúa Ki-tô Giáng Sinh. Nhờ quyền năng của Thiên Chúa nên người Ba Tư có truyền thống cho phép những người thua trận trở về xứ sở cũng như được xây dựng lại các thành thị và đền thờ miễn là họ đóng thuế cho Đế quốc Ba Tư. Vua Ky-rô đã ra một chiếu chỉ cho phép người Do Thái trở về quê nhà và xây dựng lại đền thờ. Nhưng không may là chỉ có một số ít người hồi hương.

b.    Các Ông Dơ-rúp-ba-ven, Ét-ra và Nơ-khe-mi-a: Đợt hồi hương đầu tiên của người Ít-ra-en do Ông Dơ-rúp-ba-ven, thuộc hoàng tộc Đa-vít. Họ đã thấy tình trạng hoang tàn của Giê-ru-sa-lem cùng với dòng máu ngoại lai của người Do Thái hư hỏng đang sống ở đó. Nhưng bất chấp điều này, họ đã đặt nền móng cho Đền Thờ mới và xây dựng một bàn thờ kính Chúa vào năm 536 trước Chúa Ki-tô Giáng Sinh. Họ đã hoàn tất việc xây Đền Thờ vào năm 516 trước Chúa Ki-tô Giáng Sinh, 70 năm sau thời gian bị lưu đày, đúng như ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã tiên đoán. Sau đó (vào năm 458 trước Chúa Ki-tô Giáng Sinh), có thêm nhiều người Do Thái nữa trở về, cùng với một người quý danh là Ét-ra, một tư tế và cũng là một Kinh sư. Về sau này, Ông Nơ-khe-mi-a đã xin được phép xây lại các tường thành Giê-ru-sa-lem, công trình kỳ diệu này đã được hoàn thành chỉ trong 52 ngày (vào năm 444 trước Chúa Ki-tô Giáng Sinh).

c.    Đền Thờ của Ông Dơ-rúp-ba-ven: được coi như là Đền thờ Thứ hai, là một kỳ tích nổi tiếng nhưng vẫn không thể so sánh với Đền thờ của Vua Sa-lô-môn. Sau đó Hê-rô-đê Đại đế đã trang hoàng thật đẹp cho Đền thờ của Ông Dơ-rúp-ba-ven đến nỗi đền thờ nầy trở thành một kỳ tích trong thời cổ đại.

d.    Những vị ngôn sứ cuối cùng và thời kỳ chung cuộc của phần Cựu Ước: Ngôn sứ Ma-la-khi đã cảnh báo Ít-ra-en phải quay trở lại với Chúa của họ. Các Ông Ét-ra và Nơ-khe-mi-a đã thu nhận những quyển sách của Cựu Ước vào bảng chính lục rồi dõng dạc công bố và diễn giải cho toàn dân. Nhưng rồi chẳng được bao lâu sau đó, họ sẽ lại quên lãng Đức Chúa của mình.

 

Nguồn: https://www.bible-history.com/old-testament/quicksummary.html

Người chuyển ngữ: Maria Nguyễn Thị Kim Hạnh