Tìm Kiếm

18 tháng 4, 2014

Pope Saint John XXIII - Thánh Giáo Hoàng Gio-an XIII


Pope Saint John XXIII
Thánh Giáo Hoàng Gio-an XXIII

When on October 20, 1958 the cardinals, assembled in conclave, elected Angelo Roncalli as pope many regarded him, because of his age and ambiguous reputation, as a transitional pope, little realizing that the pontificate of this man of 76 years would mark a turning point in history and initiate a new age for the Church. He took the name of John in honor of the precursor and the beloved disciple—but also because it was the name of a long line of popes whose pontificates had been short.
Angelo Giuseppe Roncalli, the third of thirteen children, was born on November 25, 1881 at Sotto il Monte (Bergamo) of a family of sharecroppers. He attended elementary school in the town, was tutored by a priest of Carvico, and at the age of twelve entered the seminary at Bergamo. A scholarship from the Cerasoli Foundation (1901) enabled him to go on to the Apollinaris in Rome where he studied under (among others) Umberto Benigni, the Church historian. He interrupted his studies for service in the Italian Army but returned to the seminary, completed his work for a doctorate in theology, and was ordained in 1904. Continuing his studies in canon law he was appointed secretary to the new bishop of Bergamo, Giacomo Radini-Tedeschi. Angelo served this social-minded prelate for nine years, acquiring first-hand experience and a broad understanding of the problems of the working class. He also taught apologetics, church history, and patrology.
Trung Sĩ Quân Y Angelo Roncalli
With the entry of Italy into World War I in 1915 he was recalled to military service as a chaplain. On leaving the service in 1918 he was appointed spiritual director of the seminary, but found time to open a hostel for students in Bergamo. It was at this time also that he began the research for a multi-volume work on the episcopal visitation of Bergamo by St. Charles Borromeo, the last volume of which was published after his elevation as pope.
In 1921 he was called to Rome to reorganize the Society for the Propagation of the Faith. Nominated titular archbishop of Areopolis and apostolic visitator to Bulgaria (1925), he immediately concerned himself with the problems of the Eastern Churches. Transferred in 1934 to Turkey and Greece as apostolic delegate, he set up an office in Istanbul for locating prisoners of war. In 1944 he was appointed nuncio to Paris to assist in the Church's post-war efforts in France, and became the first permanent observer of the Holy See at UNESCO, addressing its sixth and seventh general assemblies in 1951 and 1952. In 1953 he became cardinal-patriarch of Venice, and expected to spend his last years there in pastoral work. He was correcting proofs of the synodal Acts of his first diocesan Synod (1958) when he was called to Rome to participate in the conclave that elected him pope.
In his first public address Pope John expressed his concern for reunion with separated Christians and for world peace. In his coronation address he asserted "vigorously and sincerely" that it was his intention to be a pastoral pope since "all other human gifts and accomplishments—learning, practical experience, diplomatic finesse—can broaden and enrich pastoral work but they cannot replace it." One of his first acts was to annul the regulation of Sixtus IV limiting the membership of the College of Cardinals to 70; within the next four years he enlarged it to 87 with the largest international representation in history. Less than three months after his election he announced that he would hold a diocesan synod for Rome, convoke an ecumenical council for the universal Church, and revise the Code of Canon Law. The synod, the first in the history of Rome, was held in 1960; Vatican Council II was convoked in 1962; and the Pontifical Commission for the Revision of the Code was appointed in 1963.
His progressive encyclical, Mater et Magistra, was issued in 1961 to commemorate the anniversary of Leo XIII's Rerum novarum. Pacem in terris, advocating human freedom and dignity as the basis for world order and peace, came out in 1963. He elevated the
Pontifical Commission for Cinema, Radio, and Television to curial status, approved a new code of rubrics for the Breviary and Missal, made notable advances in ecumenical relations by creating a new Secretariat for Promoting Christian Unity and by appointing the first representative to the Assembly of the World Council of Churches held in New Delhi (1961). In 1960 he consecrated fourteen bishops for Asia, Africa, and Oceania. The International Balzan Foundation awarded him its Peace Prize in 1962.
Since his death on June 3, 1963, much has been written and spoken about the warmth and holiness of the beloved Pope John. Perhaps the testimony of the world was best expressed by a newspaper drawing of the earth shrouded in mourning with the simple caption, "A Death in the Family." 
(Source: www.vatican.va)










Đức Gio-an XXIII

Vào ngày 20 tháng 10, năm 1958, khi các hồng y họp cơ mật viện bầu Đức Angelo Roncalli làm giáo hoàng, rất nhiều người vốn xem vị thủ lãnh cao niên mà không mấy danh tiếng nầy như một giáo hoàng chuyển tiếp, đã không thể ngờ triều đại giáo hoàng của vị lão trượng 76 tuổi ấy sẽ đánh dấu một khúc quanh lịch sử và khai mở một kỷ nguyên mới cho Hội Thánh.  Người nhận danh xưng Gio-an vì lòng tôn kính dành cho cả vị Tiền Hô của Chúa lẫn Người Môn Đệ Được Chúa Yêu, và cũng vì danh hiệu nầy xuất hiện trong một danh sách dài của các triều giáo  hoàng vắn vỏi.
Đức Angelo Giuseppe Roncalli, là thứ 3 trong 13 người con, sinh ngày 25 tháng 11, năm 1881, tại Sotto il Monte (Bergamo), thuộc một gia đình tá điền.  Người học tiểu học tại trường thị trấn, được một linh mục ở Carvico bảo trợ, và đến năm 12 tuổi thì gia nhập chủng viện Bergamo.  Nhờ một học bổng từ quỹ Cerasoli (năm 1901) Người tiếp tục theo học ở học viện Thánh Apollinaris, và được nhiều bậc thầy danh tiếng hướng dẫn, trong số đó có sử gia Hội Thánh Umberto Benigni.  Người phải gác lại bút nghiên để phục vụ trong quân đội Ý, nhưng sau đó lại quay về chủng viện, hoàn tất chương trình tiến sĩ thần học, và được thụ phong năm 1904.  Tiếp tục học giáo luật, Người được bổ nhiệm làm thư ký của vị tân giám muc giáo phận Bergamo, Đức Cha Giacomo Radini-Tedeschi.  Nhờ phục vụ vị giám chức có tinh thần xã hội nầy trong 9 năm, Đức Angelo học hỏi được kinh nghiệm đầu tay và kiến thức rộng rãi về những vấn đề của giai cấp công nhân.  Người cũng giảng dạy các môn hộ giáo, giáo sử và giáo phụ.
Khi nước Ý tham gia Thế Chiến I, Người bị gọi tái ngũ với vai trò tuyên úy quân đội.  Rời quân ngũ năm 1918, Người được bổ nhiệm làm linh hướng chủng viện, song Người cũng dành thời gian mở một nhà trọ cho sinh viên ở Bergamo.  Trong thời kỳ nầy, Người bắt đầu nghiên cứu tác phẩm gồm nhiều quyển của Thánh Charles Borromeo về công cuộc thăm viếng mục vụ của giám mục giáo phận Bergamo.  Quyển cuối của bộ sách được xuất bản sau khi Người được bầu làm giáo hoàng.
Năm 1921 Người được gọi về Rô-ma để tái tổ chức Hiệp Hội Truyền Bá Đức Tin.  Được bổ nhiệm tổng giám mục hiệu tòa Areopolis và làm vị kinh lý của tòa thánh tại Bulgaria (năm 1925), Người để tâm ngay đến những vấn đề của các Hội Thánh Đông Phương.  Được gởi sang Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp năm 1934 trong vai trò Đại Diện Tông Tòa, Người mở một văn phòng tại Istanbul để tìm kiếm các tù nhân chiến tranh.  Năm 1944, Người được bổ nhiệm làm khâm sứ tại Paris để trợ giúp những nỗ lực hậu chiến của Hội Thánh ở nước Pháp, và trở thành quan sát viên thường trực của tòa thánh tại UNESCO, phát biểu trong 2 kỳ họp thứ 6 và thứ 7, vào năm 1951 và 1952.  Năm 1953, Người trở thành hồng y giáo trưởng Venice, và được mong đợi sẽ dành những năm cuối đời cho công tác mục vụ ở đấy.  Còn đang lo chỉnh sửa bản công vụ của công nghị giáo phận đầu tiên do Người triệu tập (năm 1958), Người được triệu tập về Rô-ma để tham dự vào chính cơ mật viện sẽ bầu Người làm giáo hoàng.
Trong bài diễn văn đầu tiên, Đức Thánh Cha Gio-an cho biết mối quan tâm của Người về công cuộc tái hợp với các Ki-tô hữu bị phân cách nhau và về hòa bình thế giới. Trong diễn văn đăng quang, Người nhấn mạnh “một cách kiên quyết và chân thành” ý định trở nên một vị giáo hoàng mục vụ, bởi lẽ “tất cả các tài năng và thành tựu khác của con người—học vấn, kinh nghiệm thực tiễn, nét lịch lãm trong ngoại giao—có thể triển khai và phong phú hóa công tác mục vụ, song không thể thay thế công việc đó.”  Một trong những động tác đầu tiên của Người là hủy bỏ quy định của Đức Thánh Cha Sixtus IV giới hạn thành viên của Hồng Y Đoàn trong con số 70 vị.  Trong vòng 4 năm sau đó, Người mở rộng con số thêm lên 87 vị, với tính tiêu biểu quốc tế cao nhứt trong lịch sử.  Chí không đầy 3 tháng sau khi được bầu làm giáo hoàng, Người ngỏ ý muốn tổ chức một công nghị giáo phận cho Rô-ma, triệu tập một công đồng chung cho Hội Thánh hoàn vũ, duyệt xét lại Bộ Giáo Luật.  Công nghị, lần đầu tiên trong lịch sử của Rô-ma, được tổ chức năm 1960.  Công Đồng Vatican II được triệu tập năm 1962.  Ủy Ban Giáo Hoàng Tái Duyệt Giáo Luật được bổ nhiệm năm 1963.
Thông điệp mang tính cấp tiến của Người Mater et Magistra (Mẹ và Thầy) được ban hành năm 1961 để tưởng niệm thông điệp Rerum Novarum (Tân Sự) của Đức Thánh Cha Leo XIII.  Thông điệp Pacem in Terris (Hòa Bình Trên Trái Đất) xuất hiện năm 1963 mạnh mẽ binh vực tự do và nhân phẩm của con người, coi đó như nền tảng của trật tự và hòa bình trên thế giới.  Người nâng cấp Ủy Ban Giáo Hoàng về Phim Ảnh, Truyền Thanh và Truyền Hình lên tầm trung ương Tòa Thánh, phê chuẩn quy điển cho quyển Kinh Nhựt Tụng và Sách Nghi Thức Thánh Lễ, thực hiện nhiều bước tiến đáng ghi nhận trong lãnh vực đại kết qua việc thành lập Văn Phòng Thư Ký Tòa Thánh Cổ Võ Công Cuộc Hiệp Nhứt Ki-tô Hữu, và bổ nhiệm vị đại diện đầu tiên của Tòa Thánh tại Đại Hội Hội Đồng Toàn Cầu các Tôn Giáo họp ở New Delhi (năm 1961).  Năm 1960, Người thánh hiến 14 vị giám mục cho Á Châu, Phi Châu, và Đại Dương Châu.  Quỹ Balzan Quốc Tế truy tặng Người Giải Thưởng Hòa Bình năm 1962.
Kể từ khi Người tạ thế ngày 3 tháng 6, năm 1963, biết bao nhiêu điều đã từng được viết và phát biểu về tính tình nồng hậu và thánh đức của vị Giáo Hoàng yêu quý Gio-an XIII.  Có lẽ chứng từ của thế giới đã được diễn đạt một cách ý nghĩa nhứt qua tựa đề một tờ báo mô tả cảnh cả địa cầu trong vành khăn tang than khóc cho “Một Người Trong Gia Đình Đã Khuất Bóng.”
Chuyển ngữ: Lm. P.X. Nguyễn Văn Nhứt, O.P.