Tìm Kiếm

13 tháng 2, 2015

Mùa ChayThánh

1.      Mùa Chay Thánh
Mùa Chay Thánh bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro đến Thánh Lễ Tiệc Ly, không kể Thứ Năm Tuần Thánh.
Mùa Chay Thánh hằng năm là thời gian thích hợp để trèo lên núi thánh Lễ Phục Sinh.  Mùa Chay Thánh có một đặc tính kép: việc chuẩn bị cho cả anh chị dự tòng lẫn anh chị em tín hữu cùng cử hành mầu nhiệm Vượt Qua.  Đối với các dự tòng, qua nghi thức tuyển chọn và sát hạch, và nhờ việc huấn giáo, được hướng dẫn lãnh nhận những bí tích khai tâm Ki-tô Giáo.  Còn về phần các tín hữu, nhờ chăm chú lắng nghe Lời Chúa nhiều hơn, biết sẵn sàng thi hành việc sám hối, đền bù tội lỗi để canh tân những lời cam kết khi lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy ( trích Sách Nghi Thức Giám Mục, số 249).          
2.      Một Số Quy Luật Phụng Vụ Mùa Chay
a)      Thứ Tư Lễ Tro và các ngày trong Tuần Thánh phải được cử hành trọng thể hơn tất cả mọi lễ trọng (solemnitas) và lễ kính (festum) khác.
b)      Vào các Chúa Nhựt Mùa Chay, không được cử bất kỳ một lễ nào khác, ngay cả lễ an táng (misa defunctorum).
c)   Trong Mùa Chay, khi cử hành lễ trọng và lễ kính, thì không buộc giữ các quy định về Mùa Chay.
d)      Trong Mùa Chay, các lễ nhớ buộc (memoria) trở thành lễ nhớ tùy ý (optional), nghĩa là có thể bỏ qua.
e)      Không đọc/hát “Alleluia” suốt Mùa Chay cho tới Lễ Vọng Phục Sinh. 
f)       Không đọc/hát “Te Deum” trong các Chúa Nhựt Mùa Chay.
g)      Trong Mùa Chay Thánh, không được chưng hoa trên bàn thờ, trừ Chúa Nhựt IV Mùa Chay (“Laetare”), các lễ trọng và lễ kính.
h)      Trong Mùa Chay Thánh, chỉ được đệm đàn nhẹ nhàng nâng dỡ tiếng hát, trừ Chúa Nhựt IV Mùa Chay (quen gọi là Chúa Nhựt “Laetare”, với phẩm phục phụng vụ màu hồng), các lễ trọng và lễ kính.
i)        Việc cử hành Thánh Lễ hôn phối cần tôn trọng tinh thần phụng vụ đặc biệt của Mùa Chay Thánh và phải giảm tiết mọi hình thức phô trương phàm tục.
j)        Từ đầu Mùa Chay Thánh cho đến trước Tam Nhựt Vượt Qua, nên có những hình thức cử hành sám hối cho cá nhân hoặc cộng đoàn để mọi người được chuẩn bị chu đáo hơn mà đó mừng Đại Lễ Phục Sinh (xin coi “Thiên Chúa Từ Tâm”.)