BỘ PHỤNG TỰ VÀ KỶ LUẬT CÁC BÍ TÍCH
SẮC LỆNH
***
II. CÁC CHÚA NHẬT MÙA CHAY
A. Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Chay
B. Tin Mừng Chúa Nhật II Mùa Chay
C. Chúa nhật III Mùa Chay
D. Chúa nhật IV Mùa Chay
77. “Vào Chúa nhật lễ Lá cuộc khổ nạn của Chúa, khi đi rước lá, người ta chọn các bản văn trong ba Tin Mừng Nhất Lãm thuật lại việc Đức Giêsu long trọng tiến vào thành Giêrusalem, còn trong Thánh Lễ, người ta đọc trình thuật cuộc khổ nạn của Chúa” (OLM 97). Hai truyền thống cổ xưa đánh dấu cử hành Phụng Vụ này, cùng một thể loại: tại Giêrusalem, người ta có thói quen tổ chức rước kiệu, và tại Rôma, người ta có thói quen đọc trình thuật cuộc khổ nạn. Niềm hân hoan chung quanh việc Đức Kitô Vua tiến vào thành thánh mau chóng nhường chỗ cho một trong hai bài ca về Người Tôi Tớ đau khổ và việc long trọng công bố cuộc khổ nạn của Chúa. Phụng Vụ này diễn ra vào Chúa nhật, mà từ xưa đến nay, luôn đi liền với cuộc Phục Sinh của Đức Kitô. Làm thế nào vị chủ tế có thể trình bày toàn bộ những yếu tố thần học rất đặc trưng của ngày này, trong khi vẫn để ý đến những nhận xét mang tính mục vụ, khi mà ngài được khuyên là giảng vắn tắt? Câu trả lời được tìm thấy trong bài đọc II, tương hợp với bài ca rất hay trong thư thánh Phaolô gửi giáo đoàn Philípphê: Bài đọc này trình bày bản tóm tắt tuyệt vời về toàn bộ mầu nhiệm Phục Sinh. Vì thế, vị giảng thuyết có thể đưa ra nhận định vắn tắt rằng, trong ngày mà Giáo Hội bước vào Tuần Thánh, chúng ta được mời gọi trải nghiệm Mầu Nhiệm này trong chính cuộc đời và tâm hồn của mình. Thật thế, vẫn có những thực hành và truyền thống địa phương thôi thúc dân chúng chú tâm vào những biến cố đã xảy ra trong những ngày cuối cùng của Đức Giêsu; tuy nhiên, khát khao tha thiết của Giáo Hội không chỉ là chúng ta cảm động, nhưng là thôi thúc chúng ta đào sâu đức tin. Trong các cử hành phụng vụ Tuần Thánh, khởi đầu là Chúa nhật lễ Lá, chúng ta không chỉ giới hạn vào việc nhớ lại điều Đức Giêsu đã làm, nhưng trên hết, chúng ta muốn dìm mình trong mầu nhiệm Phục Sinh để được chết và sống lại với Đức Kitô.