Tìm Kiếm

23 tháng 3, 2016

TĨNH TÂM MÙA CHAY 12-13/3/2016




Ca đoàn Thánh Linh chụp ảnh lưu niệm cùng Dì - đại diện Đan Viện Biển Đức

  • Ca đoàn Thánh Linh đến Đan Viện lúc 17h30 ngày 12/3/21016
  • Đúng 18h ngày 12/3/2016, Cha Phanxico Xavie cùng các ca viên dùng bữa tối,


Cha Phanxico Xavie rất vui khi giới thiệu với các ca viên bạn của Cha là Đức Viện Phụ

Khác hẳn với các bữa ăn ở bên ngoài, ca viên chúng con khi dùng bữa tối tại Đan Viện, chúng con được nghe Lời Chúa trong bữa ăn, được thinh lặng lắng nghe và suy niệm trong lòng.
Cảm giác rất lạ! Chúng con cũng mong ước sẽ được thêm nhiều lần được dùng bữa tại nhà dòng, để được tạm thời quên đi cuộc sống bên ngoài với bận rộn lo toan...
Sau khi dùng xong bữa tối, anh chị em chúng con cùng nhau rửa chén bát...chuẩn bị cho Chương Trình Tĩnh Tâm bắt đầu.

  • Chủ đề Tĩnh Tâm Mùa Chay 2016 - Năm Thánh Kính Lòng Thương Xót Chúa Giê-su, chúng được được Cha Phanxico Xavie chia sẻ "Called to Be Witnesses of God's Merciful Love"

  • Sau khi lắng nghe Cha chia sẻ Bài Giảng Tĩnh Tâm Mùa Chay, chúng con được Cha chia thành 4 nhóm để cùng nhau thảo luận.
Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

Nhóm IV
  • Sau khi mỗi nhóm thảo luận, bạn đại diện sẽ lên chia sẻ lại cho Cha và các bạn cùng lắng nghe và góp ý.
Bạn Hồ Trung Đoàn - đại diện nhóm I

Bạn Kiều Mộng Huyền - đại diện nhóm II

Bạn Bùi Phương Anh - đại diện nhóm III

Bạn Lâm Đăng Hân - đại diện nhóm IV

  • Sau cùng, Cha Phanxico Xavie đã nhận xét và chia sẻ cũng như hướng dẫn thêm ý để bài thảo luận của mỗi nhóm được tốt hơn.

  • Vào lúc 22h ngày 12/3/2016, ca đoàn Thánh Linh cùng với Cha Phanxico Xavie lắng nghe Lời Chúa và bài suy niệm 14 Chặng Đàng Thánh Giá
  • THE 14 STATIONS OF THE CROSS

 I - JESUS' BOUNDLESS LOVE
(Lk 22:14-20)

Nguyễn Trường Sơn
II - The Traitor’s Kiss 
(Lk 22:47-48)
Lạy Chúa Giê-su, chắc hẳn Ngài đã rất ngỡ ngàng đau đớn trong lòng trước thái độ của Giu-đa và bảo: “Giu-đa ơi, anh dùng cái hôn mà nộp Con Người sao?” (Lc 22,48)
Cái hôn là cử chỉ để bày tỏ tình thương yêu mà con nguời dành cho nhau. Cha mẹ hôn con cái, bạn hữu tỏ bày tình thương thắm thiết. Vợ chồng trao nhau những nụ hôn nồng ấm hương bay ngọt ngào. Giu-đa hôn Chúa Giê-su, nhưng nụ hôn này không chứa đựng sự ngọt nào mà trái lại nó chứa đựng một vị đắng của sự bội phản.  
Giu-đa là một người trong Nhóm Mười Hai Tông Đồ. Nhóm này là những người an hem cùng với Thầy Giê-su đi khắp nơi để rao giảng Tin Mừng; chữa lành mọi bệnh tật và trừ ma quỷ. Thầy Giê-su chính là người anh Cả trong gia đình, là người luôn tận tâm giảng dạy, thương yêu họ đến cùng. (Ga 13,1-15)
Vậy mà, người anh em Giu-đa ấy đã dung cái hôn của mình để chỉ điểm cho đám người đến bắt chính anh Cả Giê-su. Nếu Giuđa dùng cái tát tai, hoặc cú đấm làm dấu chỉ thì Đức Giê-su đỡ đau lòng hơn. Cái bi đát ở đây là Giu-đa dùng chính cái hôn để phản bội tình yêu, dùng chính cái hôn để chà đạp sỉ nhục tình yêu. Có nhiều cách phản bội, nhưng Giu-đa ơi, anh đã chọn cách phản bội đau lòng nhất.
 Nếu mỗi nụ hôn ta trao là một đóa hoa hồng, thì nụ hôn không chút tình yêu của Giuđa trở nên vòng gai trao cho Chúa Giêsu. Những mũi gai nhọn trên đầu đã làm cho Ngài thấm mối tình nhân loại.
Mỗi khi chiêm ngắm Đức Giêsu dang tay trên Thập giá, loài người lại nhắc đến Giuđa. Bởi nụ hôn của Giuđa đã chỉ điểm cho đám người đông đảo đến bắt Chúa, mở đầu cho cuộc khổ nạn của Ngài. Nhưng đừng vội trách mắng Giuđa, bởi vì mỗi ngày mỗi người chúng ta cũng hôn Chúa bằng nụ hôn không chút tình yêu. Chúng ta thể hiện nụ hôn ấy qua anh chị em đồng loại.
Mỗi buổi chiều chúng ta quỳ dưới chân Thập Giá, gửi gió mang đến cho Ngài ngàn nụ hôn dấu ái. Nhưng nụ hôn đó có khác gì nụ hôn của Giu-đa? Vẫn là nụ hôn không chút tình yêu. Bởi chúng ta yêu hôn Ngài đó, nhưng trong cuộc sống chúng ta không thực thi ý Ngài. Hơn một lần Ngài đã nói với chúng ta: kẻ đích thực yêu Ta là kẻ làm theo ý Ta. Chúng ta đã sẵn sàng làm theo ý Ngài chưa? Tình yêu của chúng ta đối với tha nhân là thước đo trung thực tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa. Nếu nói yêu mến Chúa mà không yêu mến anh em đó chỉ là một tình yêu lừa lọc gian dối
Lạy Chúa, xin dạy chúng con sống trung thành với mọi người, đừng vội vàng kết án anh chị em mình. 
Xin dạy chúng con sống quảng đại thông cảm với anh chị em nhiều hơn là nghi ngờ và kết án họ. 
Xin hãy biến chúng con thành khí cụ bình an của Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc đời.
Amen
Hoàng Linh Phương


III – Man’s Unjust Justice
(Mt 26:57-68)
BÀI SUY GẪM: CÔNG LÝ VÀ BẤT CÔNG CÙA CON NGƯỜI
Đức Ki Tô, Ngài là Thiên Chúa đã chịu bản án bất công của loài người. Một bản án mà không cần tìm ra nhân chứng,chỉ dựa vào những lời rao giảng và dạy dỗ hàng ngày của Chúa Giê-su. Những vị Thượng Tế và Thượng hội đồng tố cáo Chúa chỉ vì Ngài nói về chân lý và sự thật Ngài là con Thiên Chúa.Thật là bất công và vô ơn bội nghĩa khi nhân loại lên án giết Chúa. Bất công ở đâu cũng là mối đe dọa  cho công lý ở đó. Lạy Chúa ngày nay chúng con cũng không khác gì những vị Thượng Tế và Thượng Hội Đồng ngày xưa. Chúng con cũng làm chứng gian, cũng thấy bất công đàn áp bóc lột sức lao động mà không dám lên tiếng .Thấy sự khốn khó túng thiếu của anh em mà không ra tay cứu giúp và nâng đỡ. Vẫn còn đây đó những phiên tòa bất công đang diễn ra cho những người dám đứng lên bảo vệ cho công lý và hòa bình. Xin Chúa cho chúng con có nghị lực,can đảm cương quyết thực thi công lý và đem lại bình an cho anh em. Amen.

Nguyễn Thị Thu Cúc

IV - Jesus’ Merciful Eyes (Ánh mắt nhân từ của Chúa).
 (Lk 22: 54-62)
SUY NIỆM
Ánh mắt nhân từ của Chúa đã thay đổi tâm hồn Phêrô
Tiếng gà gáy đêm khuya tựa như tiếng lương tâm thức tỉnh cõi lòng Phêrô. Ông lấm lét nhìn lên Chúa và bắt gặp ánh mắt nhântừ, trìu mến đầy cảm thong của Thầy. Chúa không nói lời nào với ông và ông cũng không còn lời nào để nói. Nhưng qua ánh mắt nhân từ của Chúa, ông  tin rằng Chúa biết rõ con người ông, Chúa biết ông yêu mến Ngài. Ông đã đứng dậy, bước ra ngoài sựdữ, dứt bỏ nơi chốn nên cớ cho ông vấp phạm mà khóc lóc ăn năn.
Lạy Chúa Giê-su, Chúa luôn nhìn chúng con với ánh mắt nhân từ, khoan hậu. Xin cho chúng  con cũng nhận biết ánh mắt nhân từ của Chúa như Thánh Phêrô đã nhận biết. Để chúng con cũng trỗi dậy sau những vấp ngã, lầm lạc. Xin cho chúng con luôn yêu mến Chúa, biết tin tưởng và phó thác cuộc đời mình trong tình thương quan phòng của Chúa.
Xin ánh mắt nhân từ của lòng thương xót Chúa biến đổi tâm hồn chúng con ngay chính lúc này và từng ngày trong cuộc sống. Amen.

                                                                                                                                                                       Maria Trần Thị Thúy Nga

  V – Repentant Disciple’s Tears
(Mk 14:65-72)
Trong hoàn cảnh ĐCG đang bị quân dữ xỏ tay của chúng vào bao sắt mà vã vào mặt Ngài mà tát túi bụi thâu đêm suốt sáng. Bọn chúng còn bắt trói cánh tay Ngài vào cột đá rồi lấy khăn che mặt Ngài rồi còn nhổ, giật tóc và râu của Ngài. Khi đó, ông Thánh Phêrô liền sợ hãi mà chối Chúa 3 lần, không dám thừa nhận là môn đệ của Chúa rằng ông không biết Người ấy là ai. Khi gà gáy lần thứ 2, thì ông Phêrô sực nhớ điều Đức Chúa Giêsu đã nói với ông: "Gà chưa kịp gáy thì anh đã chối Thầy đến 3 lần". Thế là ông vội chạy ra ngoài oà lên khóc và đã ăn năn tội lắm. Với hành động "oà lên khóc" của ông Thánh Phêrô đã cho ta nhận ra rằng lương tâm ngay lành, luôn hướng thiện mà Ngài đã tạo nên trong căn nguyên bản tính của từng Người trong chúng ta đó là lúc nào cũng lí trí, ý chí, lương tri và tự do. Hình ảnh "ông Thánh Phêrô" khóc cũng đã thể hiện rõ việc ăn năn, thống hối của ông. Xin cho chúng con dốc lòng chừa mọi tội và thật lòng ăn năn sám hối kẻo làm cho ĐCG phải đòn vì tội lỗi chúng con. Lạy Chúa, xin tha cho chúng con và cho chúng con biết tha nợ cho kẻ có nợ chúng con. Xin cho chúng con biết cảm nhận ra sự chịu thương chịu khó mà Ngài đã chịu vì chúng con. Xin cho chúng con mạnh sức mà tuyên xưng đạo ĐCG và xác tín lòng tin, yêu, cậy, mến- nhất là được lòng kính mến ĐCG trên hết mọi sự- và thật lòng ăn năn quay trở lại với Ngài để đón nhận được lòng thương xót vô bờ bến của Ngài. Amen
Hoàng Thị Ánh Hồng


 VI – Remorse Not  Despair
(Mt 27:3-10)
Lạy Chúa, loài người chúng con bất toàn, toan tính và tội lỗi, không nhìn nhận nhau như đồng loại mà gây đau khổ cho nhau, thậm chí khi Ngài đã đến với chúng con với hình hài xác thịt như chúng con để nói lên lòng yêu thương của Ngài với chúng con để chúng con được cứu thoát mà bị chính loài người chúng con hạ thấp, chà đạp và rao bán với giá trị 30 đồng bạc, sau đó thì đổi lại được gì? Có phải được sự hư vô và hủy hoại bên trong bản chất mình để rồi những kẻ tà tâm xúi giục chỉ được thêm trò cười, chế giễu.
Chính Ngài luôn biết tội lỗi chúng con hôm nay và cả tương lai nhưng luôn chờ đợi Chúa con trở về, vì chỉ có Ngài mới cho chúng con biết phẩm giá của mình, có được những gì Ngài ban cho chúng con. Tình yêu của Ngài khiến con trở nên lớn hơn những gì con nghĩ về mình, trong tình yêu đó của Ngài con không còn tuyệt vọng mà ngược lại muốn trở về để trở nên giống Ngài, nếu có người hỏi con chọn cái chết thế nào? Thì con không chọn cái chết trong sự tuyệt vọng nhưng cái chết được hòa mình vào Máu và Thịt của Ngài.
Amen.
Tống Vĩnh Lộc

 VII - Greed, Pride and Fear Over Truth
(Lk 23:13-25)
Đỗ Duy Trung

VIII - Violation of Human Dignity
(Mt 27:27-31)
ChặngthứVIII: Ðức Chúa Giê-su đứng lại yên ủi con thành Giêrusalem.
SUY NIỆM
Kính thưa cộng đoàn, trong thinh lặng mỗi người chúng ta hãy tưởng niệm lại những xúc phạm, sỉ nhục mà quân lính của tổng trấn Philatô đã dành cho Chúa Giêsu được Thánh Mát-thêu tường thuật lại: “Chúng lột áo người ra, khoác cho người một tấm áo choàng đỏ, rồi kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu người và trao vào tay mặt người mành ạo rằng “Vạn tuế đức vua dân Do Thái” rồi chúng khạc nhổ vào người và lấy cây sậy mà đập vào đầu người. Chế giễu chán chúng lột áo choàng ra và cho người mặc áo lại như trước rồi điệu người đi đóng đinh vào thập giá.
Kính thưa cộng đoàn, qua lời tường thuật của Thánh Mát-thêu đã cho chúng ta thấy Chúa Giê-su đã chịu bao nhiêu sự xúc phạm, sỉ vả, tủi nhục mà quân dữ đã dành cho Ngài. Mỗi người chúng ta hãy tự hỏi xem qua đoạn kinh thánh trên Chúa muốn dạy chúng  ta  điều gì? Chúng ta hãy xét mình xem trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đã bao lần nhạo báng danh Người? Cụ thể, chúng  ta  đã có những suy nghĩ, hành động, cử chỉ có thể sánh ngang như quân dữ xưa xúc phạm đến Ngài. Lạy Chúa, xin Người thương xót, tha thứ những lầm lỗi, yếu đuối của chúng con. Và xin Ngài giúp đỡ mỗi người trong cộng đoàn anh em chúng con đây luôn được tràn đầy hồng ân, sức mạnh của Ngài để chúng con tránh xa được những suy nghĩ, hành động, lời nói, cử chỉ xúc phạm đến Ngàivà làm sang danh Ngài ở đời này. Amen.

AntônTrầnXuânThành


IX - Kingdom of God and Kingdom of Man.
(Jn 18:33-36)
Ông Philatô hỏi Đức Giêsu: 
- " Ông có phải là vua dân Do Thái không?" 
=
Thái độ của ông Philatô đối với Chúa, ông muốn biết tại sao một vị thủ lãnh lại bị dân của mình bắt nộp và muốn xử tử.
    
   Dân Do Thái nhiều năm, dưới nhiều chế độ, họ bị làm nô lệ cho các Đế Quốc, họ sống trong cảnh áp bức, bất công triền miên và mất tự do. Họ khao khát một "Đấng đã hứa" sẽ đến và thống trị họ, như một vị thủ lãnh chính trị, để đưa dân Do Thái trở thành một nước tự do độc lập . Nhưng Chúa Giêsu đến và đường lối chính trị của Ngài đi ngược lại những điều họ mong đợi. Chúa đến phá bỏ các lề luật và đổi mới tư tưởng chống đối bằng tư tưởng hòa giải, Chúa không trả thù mà dạy dân chúng phải tha thứ, Chúa không thống trị mà phục vụ muôn người. Và chân lý của Chúa là " tình yêu ".
   Chúa Giêsu trả lời ông Philatô:
- "  Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do Thái. Nhưng thật ra nước tôi không thuộc về thế gian này ."
   Suy niệm:
   Lạy Chúa! Xin cho các nhà lãnh đạo các quốc gia biết dùng đường lối của Chúa để thương dân trị nước.
   Xin cho nước Việt Nam chúng con mỗi ngày bớt đi những bất công.
   Xin cho mỗi người chúng con biết yêu mến những anh em bé mọn xung quanh mình, biết tha thứ để được thứ tha để làm cho nước Chúa được rộng ban khắp nơi. Amen!
Kiều Thị Mộng Huyền



X – Question on Truth
(Jn 18:37-38)
Philato nói với Đức Giê-su: “Vậy chính ông là Vua sao?” Đức Giê-su trả lời: “Chính Ngài nói rằng tôi là Vua. Vì điều này tôi đã sinh ra, và vì điều này tôi đã đến thế gian để làm chứng cho sự thật, bất cứ ai thuộc về sự thật thì nghe tiếng tôi.” Philato nói với Người “Sựthậtlàgì?” Nói điều này xong, Philato lại đi ra với những người  DoThái và nói với họ: ”Phần ta, ta không tìm thấy điều gì để kết tội ông ấy…” (Ga 18;37-38)
“Sự thật là gì?” Nói điều này xong, Philato đã không nán lại để nghe Chúa định nghĩa về Sự thật. Dù đọan Tin Mừng không nói ra Sự thật là gì nhưng toàn bộ nội dung của đọan Kinh Thánh Ga 18,28 – 19,16a đã nói lên nhiều sự thật.
Sự thật về những kẻ chống đối Chúa Giêsu, sự thật vì Philato và cả sự thật về Chúa Giê-su. Sự thật tỏ rõ những bất công mâu thuẫn Philato đã xử sự với Đức Giê-su. Thật thế, mâu thuẫn và bất công trước tiên là ông tuyên bố không tìm thấy điều gì để kết tội Đức Giê-su nhưng lại đặt Người ngang hàng với Ba-ra ba. Tục lệ ân xá trong dịp lễ dành cho các tội nhân chứ không phải dành cho người vô tội. Việc ông đề nghị với những kẻ tố cáo lựa chọn giữa Đức Giê-su và Ba-ra-ba là xếp Người vào hạng trộm cướp. Mâu thuẫn và bất công thứ hai là nếu Đức Giê-su vô tội, tại sao Phi-la-tô lại cho đánh đòn (19,1) và để quân lính nhục mạ Người (19,2-3)? Hơn nữa, sau khi cho đánh đòn, chính Phi-la-tô lại tuyên bố Đức Giê-su vô tội (19,4). Mâu thuẫn và bất công thứ ba là Phi-la-tô tuyên bố ông có quyền tha hay đóng đinh Đức Giê-su, nhưng ông lại không thi hành quyền này. Ông không tuyên bố Đức Giê-su có tội hay vô tội mà chỉ làm theo đòi hỏi của những kẻ tố cáo, ông đã trao Đức Giê-su cho họ (19,16a).
Sự thật về Phi-la-tô lộ tỏ khi những kẻ tố cáo đe doạ: “Nếu ông tha người này, ông không là bạn của Xê-da. Bất cứ ai tự cho mình là vua thì chống lại Xê-da” (19,12). Để bảo vệ quyền lợi, ông đành thí bỏ Đức Giê-su. Ông không dám xét xử Người theo sự thật. Động từ “xét xử” ở  đây hiểu là động từ kép: Trước là “xét” xem bị cáo đúng hay sai, vô tội hay có tội; sau đó tuyên án “xử”, nghĩa là tuyên bố hình phạt nếu bị cáo có tội và tuyên bố tha nếu bị cáo vô tội. Phi-la-tô đã không dám đứng về phía sự thật để thi hành việc xét xử. Sự đối đầu giữa Phi-la-tô và những kẻ tố cáo vừa cho thấy ý định giết Đức Giê-su của những kẻ tố cáo; vừa lộ ra thái độ không dám đứng về phía sự thật của Phi-la-tô (18,37b). Như thế, câu chuyện đưa ra ánh sang sự thật về Phi-la-tô, sự thật về sự lựa chọn của ông, sự thật về cách ông thực thi quyền hành.
Nhìn lại những gì Philato đã cư xử với Chúa Giêsu, chúng ta cũng nhìn thấy những bất công những mâu thuẫn đầy dẫy trong cuộc sống hiện tại. Chúng ta có từng là Philato, có từng tránh né sự thật không, hay im lặng trước bất công? Sự thật với Chúa là “Có thì nói có, không thì nói không, nói thêm thắt là do sự dữ mà ra”.(Mt5,37)  Thiên Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Xin Ngài luôn soi sang dẫn lối con Ngài về đường chân lý. Amen.
Phạm Thị Huyền Trâm



XI – Politics Over Law
(Jn 18:12-16)
CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊ SU - CHẶNG 11
(ĐỌC TIN MỪNG JN 18 12:16 - GIOAN CHƯƠNG 18, CÂU 12-16)
TIN MỪNG ĐỨC GIÊ SU KI TÔ THEO THÁNH GIOAN

12 Bấy giờ toán quân và viên chỉ huy cùng đám thuộc hạ của người Do-thái bắt Đức Giê-su và trói Người lại. 13 Trước tiên, họ điệu Đức Giê-su đến ông Kha-nan là nhạc phụ ông Cai-pha. Ông Cai-pha làm thượng tế năm đó. 14 Chính ông này đã đề nghị với người Do-thái là nên để một người chết thay cho dân thì hơn.
15 Ông Si-môn Phê-rô và một môn đệ khác đi theo Đức Giê-su. Người môn đệ này quen biết vị thượng tế, nên cùng với Đức Giê-su vào sân trong của tư dinh vị thượng tế. 16 Còn ông Phê-rô đứng ở phía ngoài, gần cổng. Người môn đệ kia quen biết vị thượng tế ra nói với chị giữ cổng, rồi dẫn ông Phê-rô vào.
SUY NIỆM
Lạy Chúa Giê-su, xưa Chúa đã hy sinh trên Thập Giá để đền bù tội lỗi nhân loại, Chúa đã chịu khổ hình, chịu phỉ báng để xóa tội cho chúng con, nhưng là phận con cái, chúng con đã phụ lòng thương yêu của Chúa từ thế hệ này sang thế hệ khác, chúng con cũng không khác gì Caipha, Philato xưa kia.
Khi Caipha, Philato ngồi ghế xét xử, họ đã vì tham vọng quyền lực, vì sợ mất quyền,  mất địa vị nên dù biết Chúa vô tội, dù biết Người không hề làm những chuyện như dân chúng cáo buộc, họ vẫn phủi tay và giao Người cho đám đông cuồng loạn. Ông Philato là người có quyền lực rất lớn và có thể xét xử công minh để trả lại sự trong sạch cho Chúa, nhưng ông đã không vượt qua được giới hạn của bản thân, ông đã khước từ sự thật nhằm bảo vệ lợi ích của mình và để mặc Chúa bị đẩy đến chỗ chết.
Ngày nay, chúng con cũng không khác gì Caipha, Philato khi chủ quan phán xét anh em mình, khi không can đảm nói lên và nói đúng sự thật về con người và sự kiện để làm chứng cho Chúa và thể hiện phẩm giá của chính mình.
Xin Chúa ban cho chúng con luôn biết trông cậy vào Chúa, người Cha đã hiền hòa, lặng lẽ đón nhận bản án của người đời để đem lại hy vọng, bình an và yêu thương cho hết thảy mọi người. Xin Chúa soi sáng cho những người có quyền lực biết đứng về phía sự thật để đem lại công bằng cho xã hội, mở ra con đường sống tốt đẹp cho tha nhân và cùng nhau hướng đến vương quốc ánh sáng, hạnh phúc đời đời chính là nước Chúa. Amen
Lâm Thái Hằng



XII – Last Minute Saint
(Lk 23:39-43)
Suy niệm
“Chúng ta bị như thế này là đích đáng!” câu nói đó bản thân đã là một lời thú tội từ tận tâm can của người trộm bị kết án tử đối với Chúa Giê-su. Một câu nói rất ngắn, nhưng cũng đủ để làm anh ta nên Thánh trước mặt Thiên Chúa! Và thật đặc biệt, điều đó lại xảy ra vào chính những giờ phút cuối cùng của Chúa Giê-su trên Núi Sọ. Ngài đã hứa cho anh cùng tham gia cuộc vượt qua với Ngài và bảo đảm cho anh một vị trí trên nước Thiên Đàng vì những việc anh đã làm.
Các bạn à, đứng trước bất kỳ một công việc hay sự lựa chọn nào đó, chắc hẳn bạn cũng phải đồng ý với tôi rằng chúng ta luôn có sự lựa chọn tốt hoặc không tốt. Và với mỗi sự lựa chọn đó, chúng ta có thể hiểu và biết được kết cục một phần nào cho những quyết định đó. Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe cũng cho chúng ta thấy cả hai thái độ trong cuộc Vượt Qua tại núi Sọ năm xưa. Chúng ta không thể không mắc sai lầm, quan trọng là ta nhìn nhận lại những sai lầm đó như thế nào? Có chịu từ bỏ hay không? Có tìm cách sửa sai hay không? Hay ta vẫn cứ trơ mặt ra như đá, coi như cả có chuyện gì xảy ra cả? Phút hồi tâm và nhìn lại mình mỗi ngày, qua các công việc hay sự kiện trong từng giây phút cuộc đời chúng ta là điều thật cần thiết. Điều này không chỉ giúp chúng ta biết lắng nghe tiếng Chúa mời gọi, biết nhận diện Ngài, biết nhờ Thần Khí Ngài hướng dẫn chúng ta; mà còn giúp chúng ta có đủ lý trí và nghị lực để đưa ra những quyết định đúng đắn với lời mời gọi theo Ngài.
Việc anh trộm bị kết án tử được nên Thánh cũng cho ta thấy hình ảnh của Thiên Chúa là Đấng Nhân Hậu và Đầy Lòng Xót Thương. Ngài luôn mong ngóng mỗi người chúng ta hồi âm, từ bỏ tội lỗi mà theo Ngài. Dù ta có lỗi lớn thế nào, trong bất kỳ hoàn cảnh hay thời điểm nào Ngài cũng sẵn sang thương xót và thứ tha cho ta. Tuy nhiên, không phải vì lòng thương xót vô biên ấy mà chúng ta thỏa hiệp với những tội ta đã phạm và tiếp tục con đường tội lỗi chúng ta đang đi. Để nên Thánh không khó, khó nhất chính là việc từ bỏ chính mình vì thế tôi và các bạn hãy thật vững vàng lên. Hãy học anh trộm lành, hãy học cách anh xin Chúa dủ lòng thương của Ngài với anh. Chúng ta hãy cầu nguyện mỗi ngày, tập từ bỏ các thói quen xấu, làm thật tốt các công việc chúng ta đang phục vụ, thân ái với những người sống quanh ta! Chỉ như thế chúng ta mới xứng đáng được thương xót và được bình an trong Chúa! Amen.

Bùi Phương Anh


XIII – Jesus’ Mother Our Mother
(Jn 19:25-27)
Suy Niệm:
“Này là con Mẹ và này là Mẹ con”
Lạy Chúa Giê-su, lời trăn trối của Chúa trên khổ giá đã hai ngàn năm trôi qua nhưng không bao giờ phôi phai mà ngược lại lời trăn trối ấy luôn ngự trị trong tâm hồn chúng con nhất là trong những giờ Kinh Mân Côi kính mừng Mẹ, Mẹ của Chúa cũng là Mẹ chúng con.
Lạy Chúa, hôm nay đây, ca đoàn Thánh Linh chúng con đến đây cùng nhau lắng đọng tâm hồn để suy ngẫm Lời Chúa qua 14 Chặng Đàng Thánh Giá.
Trên chặng đường lên đồi Gôn-gô-ta để hoàn tất công trình cứu độ của Chúa, Chúa đã chịu bao khổ đau, tủi nhục từ thể lý đến tinh thần. Khi Chúa chịu treo trên Thập Giá, Chúa đã muốn cho Mẹ Maria đứng kề bên mà thong phần đau khổ của Chúa. Xin Chúa cho chúng con biết noi gương Mẹ mà kết hợp với Đức Ki-tô chịu khổ hình để mai ngày được Phục Sinh vinh hiển với Ngài. Amen.

Nguyễn Thị Báu 


XIV – Jesus’ Death Freedom for Humanity
(Mt 27:45-54)
Suy niệm:
Con người là chi mà Chúa phải nhớ đến
Phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm? (Tv 8:5)
Thương chúng con đang ngủ vùi trong tội lỗi, đánh thức chúng con bằng sự hy sinh năm dấu thánh, đem máu thịt của mình mà nuôi dưỡng chúng con.
Cái chết của Chúa Giê-su có giá trị cứu độ?
-         Là hy lễ tình yêu đối với Chúa Cha, được thể hiện bằng cách Chúa Giê-su đến trần gian này để thi hành Thánh Ý Chúa Cha đến nỗi Chúa nói: “Lương thực của Ta là làm theo ý Đấng đã sai Ta…” là cứu độ nhân loại không để nhân loại mất đi.
-         Hy lễ tình yêu của con Thiên Chúa làm Người: bởi vì không có một ai mang lấy tội lỗi của cả thế gian. Hy lễ duy nhất hoàn hảo có giá trị phổ quát.
Có những dấu chỉ cho thấy ý nghĩa của cái chết Chúa Giê-su trên thập giá:
·        …“Bức màn trướng trong đền thờ xé ra làm hai”…điều đó muốn nói sự ngăn cách giữa Thiên Chúa và nhân loại đã chấm dứt, giao ướ cũ đã chấm dứt.
·        …”Mồ mả bật tung và xác của nhiều vị Thánh đã an nghỉ được trổi dậy” những hình ảnh này làm cho chúng ta nhớ lại thị kiến cánh đồng xương khô sách Td37. Cánh đồng đầy xương khô đó với thần khí của Thiên Chúa trở thành người sống động, một đạo binh hùng mạnh, thị kiến loan báo về một thời đại mới đã bắt đầu, chấm dứt thời lưu đầy, Chúa giải thoát dân của Chúa, đưa họ về quê cha đất tổ.
·        Cuối cùng viên đại đội trửơng kêu lên:”Quả thật ông này là con Thiên Chúa”. Sự kiện này làm cho chúng con nhớ lại Tin Mừng của Thánh Mac-cô.
“Chính khi người ta đối diện với Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên thập giá, chính khi người ta chứng kiến Chúa Giê-su chết vì tình yêu thương đến tận cùng, thì lời tuyên xưng “Quả thật ông này là con Thiên Chúa” mới trọn vẹn ý nghĩa.

Cảm nhận về tình thương của Chúa:
o   Thiên Chúa là Đấng Vô Hình, khi Ngừơi mạc khải cho chúng con, làm sao chúng con hiểu Người đây? Người phải dung ngôn ngữ của con người. Người phải dung kinh nghiệm của con ngừơi. Do đó, tiên tri là người Chúa chọn. Tiên tri không chỉ rao giảng Lời Chúa bằng lời nói mà còn bằng cả cuộc sống của mình. Thông qua tiên tri Hô-sê, chúng con sẽ cảm nghiệm tình thương của Cha với chúng con thế nào!
(Hs1:2-8) Hãy đi cưới một người đàn bà đàn điếm, để sinh ra những đứa con đàn điếm…
(Hs3:1-5) nguyên cái chuyện tiên tri Hô-sê đi cưới một cô gái điếm làm vợ, sinh những đứa con mà ông đặt tên không ra sao cả, đó là một chuyện lạ thường. Mà còn lạ thường hơn nữa là cái bà này “ngựa quen đường cũ” ông đã cưới về làm vợ rồi, mà bà lại trở về con đường ngày xưa. Hỏi có ai trong cuộc đời này lại đi chuộc cô gái điếm về một lần nữa? Vậy mà Chúa bảo Hô-sê đem tiền, đem lúa để đi chuộc vợ về, mà còn nói với vợ: “Trong một thời gian dài mình cứ ở yên đó cho tôi, không được đi khách, không được ở với một người đàn ông nào khác…” Để chính cái hành xử của ông bảy tỏ cho mọi người thấy cách ứng xử của Thiên Chúa đối với chúng con. Chúa Giê-su không chuộc chúng con bằng tiền bằng lúa mà bằng cả giá máu của Người.
Xem cả hành động, cả sự cư xử của Chúa mới có ý nghĩa mạc khải ở trong đó. Chẳng hạn cử chỉ quỳ gối rửa chân cho các môn đệ, cử chỉ Chúa cúi xuống chạm đến một người đang bị bệnh. Từ đó chúng con nghĩ đến đời sống của mình, nhiều khi Chúa dạy chúng con bằng các kinh nghiệm trong cuộc sống gia đình chẳng hạn. Ví dụ: Vua Đa-vít có đứa con ngỗ nghịch, ông không muốn nó chết, ông tha thứ cho nó => kinh nghiệm của người làm cha. Chính cái kinh nghiệm làm cha đó giúp ông khám phá ra khuôn mặt của Thiên Chúa là Cha.
Lạy Chúa Giê-su, tội lỗi chúng con chính Người mang lấy, tình yêu của Người xóa hết mọi tội khiên. Tình yêu Chúa nối kết đất với trời. Tình yêu Chúa nối kết con người với Ta. Thập Giá đã dựng nên để chúng con được tha và được yêu Chúa không vác thập giá với than khóc, thụ động, ngã quỵ và nằm lỳ. Xin cho chúng con học hỏi được thập giá là đường tình yêu đường dẫn tới giải thoát và chan hòa Ánh Sáng Phục Sinh. Xin giúp chúng con kiên trì vác thập giá đời mình theo Chúa trong cố gắng kiện toàn và đổi mới. Amen.

Trịnh Kim Chi 



  • 23:00 ngày 12/3/2016 : Nghỉ đêm - Mọi người đã có một đêm ngon giấc và bình an.
March 13, 2016
  • 06:00 Rosary Prayer
  • Sau bữa sáng, Cha Phanxico Xavie cùng với các ca viên cảm ơn quý Dì tại Đan Viện Biển Đức.




Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng con và gia đình. Amen
The Holy Spirit Choir