Tìm Kiếm

9 tháng 1, 2017

Công dụng của cái Lỗ

10 cái lỗ tưởng vô dụng nhất thế giới nhưng lại hữu ích không ngờ, số 6 có đến 90% người chưa biết

lo-thumb

Đời Sống 

Trong cuộc sống hàng ngày, có những chi tiết vật dụng tưởng chừng như vô dụng nhưng lại rất hữu ích, điển hình như những chiếc lỗ dưới đây.

1. Lỗ cứu sinh trên nắp bút bi
image02

Năm 1991, công ty sản xuất bút bi BIC ở Pháp giới thiệu thiết kế lỗ tròn nhỏ ở cuối nắp bút bi, điều này giúp người sử dụng có thể đóng nắp bút dễ dàng hơn do nắp bút không bị áp suất đẩy ra. Ngoài ra, nó còn giúp giảm khả năng ngạt thở cho những người không may nuốt phải nắp bút, đặc biệt là trẻ em. Theo News.com.au, nhiều người có thói quen nhai nắp bút bi khi mải suy nghĩ. Họ có thể vô tình nuốt nắp bút. Khi đó, lỗ nhỏ trên nắp bút cho phép một lượng không khí đi qua, giúp họ vẫn thở được.

Đa số các vụ tai nạn xảy ra với trẻ em từ 6-15 tuổi. Vậy nên thiết kế mang tính hữu ích này của BIC sau đó đã được các công ty khác làm theo.

2. Lỗ bay
image14

Nếu bạn để ý thì phần lớn các máy bay đều có 1 lỗ nhỏ ở đuôi, vậy chúng có tác dụng gì? Như chúng ta đã biết, máy bay có động cơ chính ở hai bên cánh để sản sinh lực nâng, giúp máy bay có thể duy trì được độ cao. Tuy nhiên chúng còn có 1 động cơ khác ẩn ở phía sau đuôi, được gọi là động cơ điện phụ trợ APU. Đây là động cơ nhỏ nhất trên máy bay nhưng lại là quan trọng nhất bởi nó cung cấp năng lượng cho động cơ chính. Nếu không có APU thì các động cơ chính ở buồng lái khó mà hoạt động. Bên cạnh đó, bộ phận này cũng cung cấp năng lượng cho hệ thống điện và điều hòa trên máy bay. Khi máy bay bắt đầu vào đường băng thì động cơ chính sẽ thay APU thực hiện những điều này.

3. Lỗ hút
Chúng ta thường thấy trên điện thoại thông minh có một lỗ nhỏ với công dụng đặc biệt mà ít ai biết đến. Thực tế lỗ nhỏ này lần đầu xuất hiện trên iPhone và được các hãng công nghệ khác học theo. Nếu bạn đang sở hữu một chiếc iPhone, hãy để ý bên cạnh giắc cắm tai nghe, bạn sẽ thấy lỗ nhỏ này. Vậy công dụng của lỗ nhỏ này là gì?


image15

Chiếc lỗ nhỏ này được Apple gọi là Secondary Microphone có công dụng hút tiếng ồn của người đàm thoại, nghĩa là trong lúc Microphone chính hút tiếng nói của người đàm thoại và truyền đi thì Microphone phụ này sẽ hút tiếng ồn từ môi trường, làm tạp âm không thể lọt vào Microphone chính. Do đó dù bạn nói chuyện ở môi trường nào, những chiếc điện thoại di động thông minh vẫn có thể xử lý âm thanh mà người đàm thoại không cần phải tăng âm lượng, gây ảnh hưởng tới thính giác của người nghe.

4. Lỗ đạo chích
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao trên khóa phec mơ tuya luôn có một lỗ nhỏ? Kỳ thực chúng đều có lý do và mục đích riêng của mình.
image03

Phần lớn túi xách hay balo hiện nay đều có hai khóa kéo trong một ngăn. Khi hai đầu khóa kéo lại gần nhau, lỗ nhỏ trên chúng sẽ phát huy tác dụng. Chỉ cần một ổ khóa nhỏ, chúng ta có thể dễ dàng khóa chặt hai khóa kéo lại với nhau để phòng ngừa những tên trộm nơi đông người hoặc đơn giản là đề phòng trẻ nhỏ trong nhà quậy phá. Những nhà sản xuất còn cho biết, lỗ nhỏ này giúp họ tiết kiệm nguyên liệu sản xuất khóa kéo một cách đáng kể. Ngoài ra lỗ nhỏ này còn dùng để buộc thêm một tay khóa kéo, như vậy người mặc sẽ dễ dàng kéo khóa trong lúc đang đeo găng tay hay đầu khóa quá nhỏ.

image09

5. Lỗ tắc
image10

Trên bồn rửa mặt ngày nay cũng thường có một lỗ nhỏ ở ngay dưới vòi nước và tất nhiên, nhiều người không để ý đến chức năng của cái lỗ này. Ở bồn tắm hay bồn rửa bát cũng có những cái lỗ tương tự và công dụng của chúng là để chống tràn nước ra sàn nhà khi bạn bịt đường thoát nước ở dưới hoặc nước thoát không kịp, điều này cũng hay xảy ra khi chúng ta quên không khóa vòi nước lại.

6. Lỗ thông khí
Bạn có bao giờ để ý thấy là trên những chiếc ghế nhựa luôn có một chiếc lỗ nhỏ không? Mục đích của những cái lỗ này thực ra vô cùng đơn giản.
image13

Ghế nhựa có thiết kế như vậy là để cho nhiều chiếc ghế có thể xếp chồng lên nhau, thuận tiện cho việc cất giữ và vận chuyển. Nếu như ở giữa không có một lỗ hở, chiếc ghế ở trên và dưới sẽ bị dính chặt vào nhau, áp lực không khí khiến cho việc nhấc ra sẽ khó khăn, hơn nữa khi xếp chồng lên nhau cũng rất khó để xếp gọn gàng vững chắc.

Tuy rằng không gian giữa các ghế khi xếp lên nhau không phải là chân không, nhưng trước khi bị kéo ra thì áp lực giữa 2 ghế sẽ giảm, hình thành nên hiệu ứng tương tự. Vậy tại sao lại phải là “lỗ tròn không to cũng không nhỏ”?
Đầu tiên, nếu tạo lỗ hình vuông sẽ không tốt: nguyên lý cũng giống như ô cửa sổ máy bay hình bầu dục, bởi vì đối với hình vuông hay lỗ có góc nhọn, phần lớn áp lực đều tập trung ở góc cạnh, khi chịu áp lực nó sẽ dễ dàng bị nứt.

Trong những lỗ có góc tròn khác, hình tròn làm khuôn dễ nhất, cho nên người ta chọn lỗ tròn cho ghế nhựa.

Tại sao lại là “một lỗ”? Nếu để thông khí, kích thước vừa vặn thì một cái lỗ là đủ.

Tại sao lại cần lỗ hổng “không to cũng không nhỏ?”. Nếu quá to sẽ ảnh hưởng đến cường độ kết cấu, nếu quá nhỏ thì khi muốn kéo ghế, đầu ngón tay ta sẽ không thể thò vào.

7. Lỗ thông gió
Nếu đã từng đi máy bay, có lẽ bạn sẽ để ý thấy một lỗ nhỏ nằm phía cạnh dưới của cửa sổ. Chi tiết tưởng chừng đơn giản này có nhiệm vụ cân bằng áp suất trong máy bay.
image11

Khi nhìn kỹ vào cửa sổ, bạn sẽ phát hiện ra kính cửa sổ được tạo thành từ 3 lớp riêng biệt, thường được làm bằng vật liệu acrylic. Mục đích của lớp acrylic trong cùng là để bảo vệ cho 2 lớp phía ngoài.

Khi máy bay càng lên cao, áp suất không khí càng giảm. Áp suất không khí bên ngoài thấp hơn rất nhiều so với bên trong máy bay, gây nhiều tác động vật lý có hại đến cửa sổ máy bay. Hệ thống cân bằng áp suất bên trong máy bay sẽ điều chỉnh cho áp suất bên trong máy bay ở mức an toàn và dễ chịu cho hành khách.

Lớp acrylic ở giữa và ở ngoài cùng của cửa sổ máy bay sẽ phải chịu lực do áp suất chênh lệch gây ra. Cả 2 lớp này đều có thể chịu được lực ép của áp suất, song nhờ có chiếc lỗ nhỏ trên cửa sổ nên chỉ có lớp ngoài cùng phải chịu lực. Đồng thời lỗ nhỏ này còn giúp cho cửa sổ máy bay không bị tụ hơi nước hay đóng băng.

8. Lỗ rót nước
Rất nhiều người sẽ thắc mắc có những bộ ấm trà được chế tạo rất tinh xảo và bằng những chất liệu quí nhưng trên nắp ấm vẫn có một lỗ nhỏ, trông rất mất mĩ quan. Tuy lỗ nhỏ này làm mất mỹ quan của ấm trà, nhưng nó lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
image00

Lỗ nhỏ trên nắp ấm trà có tác dụng lấy không khí vào trong ấm. Bởi vì dung tích của ấm trà là cố định, trong ấm một nửa là nước và trà, chỉ còn một nửa là không khí, muốn rót nước trà từ trong ấm ra cốc cần phải có một lượng không khí nhất định trong ấm. Thông thường không khí vào trong ấm trà qua đường vòi ấm nhưng do vòi ấm đang có nước chảy nên không khí chỉ có thể vào bình qua lỗ ở trên nắp. Khi ta dùng tay bịt lỗ trên nắp ấm lại và nghiêng ấm trà thì lúc đầu nước vẫn chảy ra, sau đó ngắt quãng và dừng hẳn. Nguyên nhân là vì lỗ trên ấm trà bị bịt lại chứ không phải do tắc vòi hay nước cạn, khiến chênh lệch áp suất trong ấm bị thay đổi.

9. Lỗ phích cắm
Trên thực tế, lỗ tròn trên phích cắm điện không còn xa lạ với hầu hết tất cả mọi người, tuy nhiên không phải ai cũng rõ về tác dụng đặc biệt quan trọng của nó.
image12

Bên trong ổ điện chuẩn thường có một phần nhô lên cao nhét vừa vặn vào lỗ tròn ở chân phích. Điều này sẽ giúp phích cắm được cố định chắc chắn hơn khi lấy nguồn điện từ ổ đồng thời giúp hai chân phích tiếp xúc chắc chắn hơn với hai thanh kim loại bên trong ổ.

Ngoài ra, để đảm bảo sản phẩm còn mới nguyên và chưa qua sử dụng thì các nhà sản xuất còn tận dụng chiếc lỗ ở chân phích cắm này để gắn seal niêm phong. Nếu người dùng muốn sử dụng thì phải gỡ bỏ hoàn toàn seal này. Đây cũng là cách giúp người tiêu dùng có thể phân biệt rõ hàng mới sản xuất hay đã qua sử dụng.

Và cuối cùng, mặc dù nhiều người sẽ nghĩ rằng mục đích này có vẻ khôi hài, tuy nhiên điều này hoàn toàn là sự thật khi lỗ này tuy bé nhưng sẽ giúp nhà sản xuất tiết kiệm được một lượng thép đáng kể, nhất là trong dây chuyền sản xuất hàng loạt với số lượng lớn.

10. Lỗ cuối cùng
Nhiều người trong chúng ta sẽ nghĩ rằng những chiếc lỗ cuối cùng trên các đôi giày là những lỗ dư thừa không cần thiết. Tất nhiên, suy nghĩ đó là một sai lầm.
image07

Khi đã thiết kế ra như vậy thì chắc chắn phải có nguyên do của nó. Với những đôi giày với phần đế giày thiếu ma sát thì những đôi giày sẽ trở nên trơn trượt, không dễ dàng gắn liền với bàn chân và rất dễ bị ngã. Đối với nhiều người yêu thích phiêu lưu ngoài trời, có rất nhiều thủ thuật trong các hoạt động ngoài trời phải được làm chủ. Một trong số đó chính là công dụng của đai lỗ cuối cùng này.
Trong thực tế, các lỗ cuối cùng được sử dụng để làm cho đôi giày khi mình mang ngoài trời hoặc hoạt động hay làm một công việc nào đó nó chắc chắn hơn.
image05

image06
image04
image08

Sưu tầm