Tìm Kiếm

2 tháng 4, 2017

2017 Lenten Season Recollection

  • Opening Prayer in Conference Hall

Inspiring Talk "Family Life Four Dimension Relationship: Husband-Wife; Parents-Children; Sisters-Brothers; Christ-Family Members"
Fr. Francis Nguyen, O.P.





  • Group Discussions - Self-Service Snack
Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

Nhóm IV

  • Holy Mass in Chapel







  • Open Forum - Self-Service Snake

Nhóm I - Thảo Vy
Chủ đề thảo luận: Mối quan hệ Phu – Phụ trong gia đình
Trong kế hoạch tạo dựng của Thiên Chúa thì con người không thể sống một mình, việc tạo dựng đôi nam nữ diễn tả mối thông hiệp giữa con người: cả hai trở nên một thân thể, đôi hôn nhân này cũng được Thiên Chúa bàn giao lại sứ mệnh quan trọng đó là tiếp tục sứ mạng sinh sản. Để mối quan hệ ấy được bền vững phải thì phải được xây dựng dựa trên nền tảng ánh sáng của Lời Chúa.
Theo quan niệm truyền thống trong bất cứ xã hội và văn hoá nào, người đàn ông vẫn luôn được xem là chủ của gia đình; xã hội ngày nay vẫn còn bám chặt vào truyền thống ấy. Nhiều người vẫn còn ứng xử theo phương châm chồng chúa vợ tôi, phu xướng phụ tuỳ, hoặc là “dạy vợ từ lúc ban sơ mới về”.  Nhưng quan niệm của Kitô giáo dựa trên mạc khải về mối quan hệ giữa nam nữ hoàn toàn vượt lên trên định kiến trên. Chúng ta có thể nói quan niệm ấy được tóm gọn trong lời của thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Êphêsô đoạn 5, câu 21 như sau: “Anh em hãy phục tùng nhau trong niềm kính sợ Chúa”. Qua câu nói trên, chúng ta thấy trong quan hệ vợ chồng, vấn đề đặt ra không phải ai là người chủ, ai là người cầm đầu, mà chỉ còn là phải phục vụ nhau, giúp đỡ nhau, hy sinh cho nhau, trao ban cho nhau mà thôi. “Trong niềm kính sợ Chúa” có nghĩa là tìm kiếm những gì là phải đạo và đúng đắn theo thánh ý Chúa. Bởi vì chỉ trong ý muốn của Chúa con người mới có thể phục vụ tha nhân một cách đúng đắn. Nói đến niềm kính sợ Chúa, thì tinh thần đích thực của sự phục tùng nhau giữa vợ chồng không phải là sợ hãi hay nô lệ hay bất cứ một tính toán nào khác nhưng là tự nguyện và yêu thương. Ai phục vụ vì sợ hãi người đó là nô lệ. Ai phục vụ vì yêu thương người đó sẽ lớn lên trong nhân cách.
Không có tình yêu thương vô vị lợi thì phục vụ chỉ là một thứ ích kỷ trá hình. Yêu thực sự là yêu như Chúa Giêsu yêu. Cũng chính thánh Phaolô đã giải thích: “Chúa Giêsu là Đấng đã trao ban chính mình cho Giáo Hội để làm cho Giáo Hội nên thánh thiện, để thanh tẩy Giáo Hội, nhờ đó Giáo Hội trở nên không tỳ vết. Những người chồng cũng phải yêu thương vợ mình như thế”. Một cách cụ thể khi một người chồng phục tùng vợ trong niềm kính sợ Chúa, thì điều đó không có nghĩa là người đó trở thành một người đàn ông nhu nhược hay một người đàn ông bị chế giễu như một người sợ vợ. Thái độ đó chỉ đồng nghĩa với phục vụ yêu thương quên mình mà thôi. Nếu cả hai người đều muốn làm chủ một lúc hoặc tranh nhau xem ai làm chủ trong gia đình, thì chắc chắn họ sẽ luôn ở trong tình trạng xung đột.
Để kết luận, theo tinh thần của Tin Mừng, quan hệ vợ chồng thiết yếu là một quan hệ của tình thương, phục vụ hỗ tương và quên mình. Nên thánh trong bậc vợ chồng chính là xây dựng mối quan hệ ấy theo tinh thần Tin Mừng mà thánh Phaolô đã đề ra.

Nhóm II - Anh Tuấn

Nhóm III - Ngọc Diệp

Nhóm IV - Mộng Huyền

Chủ đề thảo luận: Tương quan giữa anh chị em ruột thịt với nhau.
  
Anh chị em trong một gia đình là một sợi dây liên kết mầu nhiệm của Thiên Chúa, là máu mủ ruột thịt không thể thay thế, không thể lựa chọn và từ chối. Nên đã là anh chị em phải luôn nâng đỡ, yêu thương nhau trong tinh thần liên đới và khoan dung, tha thứ cho nhau.

Trong thực tế , không phải trong gia đình nào anh em cũng giữ được sự thuận hòa và yêu thương nhau. Tình cảm anh em bị đặt dưới cán cân của tiền bạc , cuộc sống cơm áo gạo tiền khiến tình cảm sứt mẻ, anh em sẵn sàng đánh nhau, từ nhau để tranh dành của cải... Nhiều gia đình mà anh em còn hãm hại lẫn nhau. Đó là vì trong gia đình thiếu nền tảng giáo dục, thiếu sự đoàn kết và thiếu tình thương.

Mặt khác, có những gia đình tuy cha mẹ hiền lành đạo đức nhưng con cái vẫn hư hỏng và sa ngã theo con đường tội lỗi. Hoặc những cha mẹ rất nghiêm khắc khắt khe nhưng con cái vẫn cứng đầu không nghe lời và hoang đàng... Dường như việc giáo dục con cái luôn là một bài toán nan giải, không biết sống và gương mẫu thế nào để giữ gìn được hạnh phúc gia đình và sự hoà thuận trên dưới trong gia đình. Đó là vì thiếu ơn Chúa, chúng ta không biết cầu nguyện và phó thác trong ơn Chúa. Trong gia đình thiếu sự quan tâm, thiếu những bữa cơm chung, những giờ kinh tối chung để thắt chặt thêm tình cảm gia đình.

Vậy làm thế nào để anh chị em trong gia đình luôn gắn bó yêu thương nhau trong mọi hoàn cảnh? Xin thưa chỉ có thể là ơn Chúa ban cho mỗi gia đình. Nhưng cũng có nghĩa là mọi bất hòa cũng có thế giải quyết bằng sự chân thành và lời cầu nguyện.

Fr. Francis Nguyen, O.P.

 Mai Quỳnh

 Fr. Francis Nguyen, O.P.

Mẹ của Tú Quyên

Mai Trâm

  • Way of the Cross

1) Way Of the Cross I - Minh Hiền



Nơi Thứ nhất : Quan Tổng Trấn Philatô  kết án tử hình Ðức Chúa Giêsu.

Lời Chúa : (Mc 15: 12-15)
12 Philatô lại lên tiếng nói với họ: "Vậy thì ta sẽ phải làm gì cho kẻ các ngươi gọi là Vua dân Do Thái?" 13 Họ lại kêu lên: "Ðóng đinh nó đi!" 14 Philatô nói với họ: "Nào người ấy đã làm gì ác?" Họ lấy hết sức kêu lên: "Ðóng đinh nó đi!" 15 Muốn chiều lòng dân chúng, Philatô đã tha Barabba cho họ, và cho đánh đòn Ðức Yêsu, rồi phó nộp cho đóng đinh thập giá.

Suy niệm: Chúa Giê su đã bị kết án tử hình vì sự bất công của người Do Thái và Quan Tổng Trấn Phi la tô.  Chúng ta cũng từng gây ra bất côngcho nhau, trong cách đối xử tham lam tiền bạc và danh vọng, vì tính ích kỷ và kiêu căng tự phụ.

Tâm tình: Xin Chúa Thánh Thần soi sáng để những bất công không xảy ra trong gia đình giữa cha ,mẹ , vợ ,chồng & con cái.

2) Way Of the Cross II - Ngọc Linh



Nơi thứ hai: Đức Chúa Giê-su vác Thánh Giá

Lời Chúa: (Lc 9:23)

Đức Chúa Giê-su phán: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá hàng ngày mà theo Ta.”

Suy niệm:

Chúa Giê-su với tình yêu bao la, Ngài đã từ bỏ chính mình để chấp nhận vác thập giá vì tội lỗi của chúng ta và để cứu chuộc chúng ta.

“Vác Thánh Giá” có lẽ là điều chúng ta thường nói với chính mình, với những người xung quanh mình và xem đó như là một niềm an ủi đối với “người trong cuộc” đang phải “vác Thánh Giá”. Theo cách hiểu, cách suy nghĩ của con người thụ tạo yếu hèn chúng ta, thì “vác Thánh Giá” là khổ đau, là thiệt thòi, là mất mát, là bất công, là gánh nặng, và có khi còn là bất hạnh nữa. Nhưng đối với Chúa Giê-su, Thập Giá là vinh quang, là tình yêu, là vinh dự, là vâng theo Thánh Ý của Chúa Cha.

Lạy Chúa, con vẫn tự hào là con theo Chúa, con vẫn tự hào mình là con của Chúa. Và con vẫn tự hào cho rằng con đang vác Thánh Giá theo Chúa mỗi ngày.

-         Nhưng đã có bao giờ con thật sự sống lời Chúa là “từ bỏ chính mình”, từ bỏ ý riêng của con, từ bỏ sự ích kỷ và tính kiêu căng của con để con vui hân hoan, vui tươi “vác Thánh Giá” cùng với gia đình mình qua việc chia sẻ những khó khăn, vất vả với Cha Mẹ, với anh chị em, với những người thân yêu hay chưa?
-          Đã có bao giờ con nhận ra rằng chăm sóc Cha Mẹ, phụng dưỡng Cha Mẹ, giúp đỡ anh chị em trong gia đình chính là hạnh phúc, là vinh dự và là hồng phúc Chúa ban cho con ở đời này hay không? Hay là con cho đó là trách nhiệm, là bổn phận mà con phải gánh vác để trọn đạo làm con, cho hợp đạo làm người và để người đời không chê cười con?
-          Và đã có bao giờ con nhận ra rằng Chúa rất yêu thương con và Chúa muốn con cộng tác với Chúa khi Chúa gửi Thánh Giá đến cho con, hay những lúc như thế con lại buồn phiền, than vãn và kêu trách Chúa?
Lạy Chúa, xin hãy mở mắt Đức Tin của con, xin hãy mở rộng con tim của con, để con có thể nhận ra Thánh Giá Chúa trao cho con, cho gia đình con chính là Tình yêu, là Hồng Ân gắn kết mọi thành viên trong gia đình với nhau khi chúng con cùng sẻ chia, giúp đỡ nhau trong những biến cố xảy đến cho gia đình mình.
Lạy Chúa, xin cho con luôn đón nhận Thánh Giá Chúa gửi đến trong tâm tình mến yêu và cảm tạ. Amen.

3) Way Of the Cross III - Mộng Huyền


Nơi Thứ Ba :  Ðức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất.

Lời Chúa : (Mc 10 : 2-9)
i  Biệt phái đến gặp Đức Giêsu  và hỏi: "Có được phép rẫy vợ không?" mục đích là để thử Ngài. 3 Ðáp lại, Ngài nói với họ: "Môsê đã truyền sao cho các ông?" 4 Họ đáp: "Môsê đã cho phép viết ly thư mà rẫy vợ". 5 Nhưng Ðức Giêsu nói với họ: "Vì lòng lì lợm của các ngươi, mà Môsê đã viết giới luật đó cho các ngươi. 6 Nhưng từ khởi nguyên tạo thành: Là nam là nữ Ngươì đã dựng nên chúng. 7 Bởi thế mà đàn ông sẽ bỏ cả cha mẹ mình, 8 và cả hai, chúng sẽ nên một thân xác. 9 Vậy điều Thiên Chúa đã phối hợp thì ngươi ta chớ có phân ly!"
Suy niệm : Chúa đã ngã xuống đất vì những tội lỗi bất trung của chúng ta  trong tình nghĩa vợ chồng, cha mẹ, con cái, bạn bè.
Tâm tình : Xin Chúa Thánh Thần soi sáng để tránh được những tội lỗi làm phá vỡ mối liên kết giữa vợ chồng.

 Trong xã hội ngày nay đang bị ô nhiễm trầm trọng về mọi mặt, từ công nghệ thực phẩm cho đến các mối quan hệ xã hội. Chúng ta nhìn thấy nhiều gương xấu hơn là tốt.
   Từ trong gia đình, ảnh hưởng của quan niệm xã hội và giáo dục, nhiều gia đình không còn coi trọng " Hôn nhân công giáo " cũng như truyền thống một vợ một chồng. Dẫn đến việc mất niềm tin nơi nhau, hệ lụy của việc đổ vỡ từ mối quan hệ của cha mẹ, dẫn đến con cái không còn chỗ nương tựa, thiếu hụt tình cảm và giáo dục từ cha mẹ, chạy theo bạn bè xấu và sa ngã vào con đường nghiện ngập và các tệ nạn khác. Xã hội ngày càng rối ren.
   Chúa Giêsu ngã xuống đất vì những tội lỗi bất trung của chúng ta trong tình nghĩa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa bạn bè với nhau.

   Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài soi sáng hướng dẫn chúng con đi trên đường ngay nẻo chính, để chúng con tránh được sự cám dỗ bởi ma quỷ và sự dữ đang xảy đến hàng ngày, làm mất đi các giá trị đạo đức . Xin cho chúng con luôn được sống trong tình thương của  Chúa.

4) Way Of the Cross IV - Tú Quyên



Nơi Thứ Tư : Ðức Mẹ gặp Ðức Chúa Giêsu vác Thánh Giá.

Lời Chúa : ( Lc 2:34- 35, 51)
Ông Si-mê-ôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Ma-ri-a, mẹ của Hài Nhi: “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà.
Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.

Suy niệm: Đức Mẹ Maria vui vẻ chấp nhận đau khổ và hy sinh để cộng tác với Chúa trong công trình cứu độ nhân loại.

Tâm tình: Noi gương Đức Mẹ chấp nhận đau khổ và hy sinh để mang lại lợi ích thiêng liêng cho các thành viên trong gia đình

5) Way Of the Cross V - Kim Chi



Nơi Thứ Năm: Ông Simon vác Thánh Giá đỡ Ðức Chúa Giêsu.

Lời Chúa : (Mt 15 : 4-6 )
4) Quả thế, Thiên Chúa dạy: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. (5) Còn các ông, các ông lại bảo: "Ai nói với cha mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi,(6) thì người ấy, không phải thờ cha kính mẹ nữa". Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa.

Suy niệm: Chúa đã chịu bao đau khổ khi vác Thập giá lên núi Sọ , Chúa cần sự hợp tác của ông Simon để hoàn tất công nghiệp cứu chuộc loài người.

Tin Mừng theo Thánh Marcô thuật lại: Lúc ấy có một người từ miền quê lên đi ngang qua đó tên là Simon gốc Kyrênê. Chúng bắt ông vác thánh giá đỡ Chúa Giêsu, một người ông không quen biết. Chắc ông khó chịu lắm, nhưng dù sao thì ông cũng đã vác. Chẳng biết ông vác dùm Chúa được bao xa và bao lâu nhưng chắc chắn Đức Giêsu đã cảm thấy dễ chịu và thoải mái được một thời gian. Ngài lấy lại sức mạnh để đến nơi mình phải đến. Simon đâu có ngờ chuyện mình miễn cưỡng làm lại đóng góp cho chương trình cứu độ nhân loại, điều ông làm ơn cho người tử tội mang tên Giêsu lại trở nên món quà vô giá mà con Thiên Chúa tặng lại cho ông.

Trong cuộc sống, nhiều khi ta cần một Simon trong lúc ta lúng túng và bất lực. Nhưng cũng có lúc ta phải trở nên một Simon cho người sống kề bên (không đâu xa mà đó là người trong gia đình mình). Tôi phải vác thánh giá cho anh chị em tôi khi thánh giá của họ dường như đã trở nên quá nặng mà đường thì dốc cheo leo, sức người đã cạn. 

Tâm tình : Trong một gia đình, Thiên Chúa luôn cần sự hợp tác của con cái trong bổn phận chăm sóc cha mẹ để hoàn thiện chương trình của Người.

Lạy Chúa, 
Thánh Augustino nói: "Khi dựng nên con người Chúa không cần ai cả, nhưng khi cứu chuộc loài người Chúa cần sự hợp tác của chúng con." Tại sao vậy?

Chúng con đang đi tìm chiếc chìa khóa vạn năng, chìa khóa mở cho ta cánh cửa đi vào lòng người, chạm tới tâm hồn tha nhân, để giải gỡ tâm hồn tha nhân, những người nghèo khổ hơn, nhất là những người ta không ưa họ và cả những người không ưa ta.

Tại sao anh chị em của con nghèo khổ, bệnh tật, có những đứa trẻ ra đời đã mang đủ thứ bệnh trên người? Tại sao lại có những người bị áp bức, bóc lột? Tạo sao và tại sao?
Chính những tại sao đó Cha đã dựng nên con!
"Chính anh em là muối cho đời. Muối mà nhạt đi lấy gì muối cho mặn lại? Chính anh em là ánh sáng cho trần gian." (Mt 5,13-16)

Mùa Chay là mùa trở về - Trở về đâu? Trở về với ai? - là trở về với ngôi nhà gia đình, với tâm hồn mình.
Gia đình là mối quan tâm hàng đầu của Hội Thánh, là Hội Thánh tại gia thu nhỏ, là ngôi nhà của Đức Tin. Đức Tin Kitô giáo của chúng ta là ngôn ngữ giao tiếp với Thiên Chúa.
Gia đình là ngôi nhà của tình yêu. Không giống các tôn giáo khác, Chúa Giêsu trình bày tình yêu là sự hy sinh, là sự cho đi. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của Người khi đã cho đi, hiến mạng sống của mình vì bạn hữu (đặc tính là hy sinh còn thế gian cho đi là chiếm hữu).
Gia đình là ngôi nhà hy vọng. Chuẩn bị tương lai cho con cái không chỉ là giáo dục chữ nghĩa ở nhà trường mà còn là giáo dục nhân bản để làm người và giáo dục đức tin để làm người Kitô hữu đúng nghĩa.
Vì mối dây liên kết trong gia đình đó, bạn nghĩ sao khi nghe cha mẹ thầm thì với Chúa: "Ngay cả lúc con già nua tóc bạc, nguyện Đức Chúa xin đừng bỏ rơi con". Chúa không bao giờ bỏ rơi ai cả. Hợp tác với Chúa trong việc cứu độ nhân loại, tôi phải đối xử với cha mẹ mình như thế nào đây? Chúa không trực tiếp mà Ngài sẽ dùng tôi làm trung gian để an ủi cha mẹ tôi lúc tuổi già như ông Simon đã vác thánh giá đỡ cho Chúa. 
Sống trong Mùa Chay - thời gian mà lời mời gọi hoán cải là một sứ điệp thường xuyên để gửi đến mỗi tâm hồn, và hành trình hoán cải đó không chỉ là nỗ lực của con người mà là ơn ban của Thiên Chúa. Vì thế chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Giêsu vì Chúa đã dùng thập giá mà chuộc tội cho chúng con.

6) Way Of the Cross VI - Hoàng Thị Khanh



Nơi thứ Sáu: Bà Veronica trao khăn cho Đức Chúa Giêsu lau mặt . 

Lời Chúa : (Mt 25 : 37_40)

Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng : " Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến thăm đâu? " Để đáp lại, Đức Vua sẽ bảo họ rằng: "Ta bảo thật các ngươi: Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính ta vậy".

Suy niệm: Vì yêu Chúa, Bà Veronica vượt qua sợ hãi khi đưa khăn cho Chúa lau mặt. Chúng ta hay tự vấn lương tâm rằng chúng ta đã can đảm tuyên xưng Chúa trước mặt thiên hạ chưa? 

m tình: Là những thành viên trong gia đình, chúng ta hãy hết lòng yêu thương, chăm lo và hy sinh cho nhau trong mỗi hoàn cảnh vui buồn của đời sống gia đình chúng ta.

     Lạy Chúa Giêsu giàu lòng thương xót, xin cho chúng con có trái tim mềm chảy biết rung cảm trước những khuôn mặt thương tích của Chúa hôm nay, những khuôn mặt của đói khát, tù đầy cô đơn, bệnh tật và bị đàn áp. 
    Xin Chúa cho chúng con biết trao những chiếc khăn của sự yêu thương và tha thứ, hầu có thể lau khô và băng bó những khuôn mặt thương tích của nhau. Amen.

7) Way Of the Cross VII - Linh Phương


Nơi Thứ Bảy: Ðức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai.

Lời Chúa: (Mt 19 : 13-15)
   Bấy giờ người ta dẫn trẻ em đến với Ðức Giêsu, để Người đặt tay trên chúng và cầu nguyện. Các môn đệ la rầy chúng. (14) Nhưng Ðức Giêsu nói: "Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời thuộc về những ai giống như chúng". (15) Người đặt tay trên chúng, rồi đi khỏi nơi đó.

Suy niệm: Chúa yêu thương tất cả mọi người, nhưng Chúa yêu thương các trẻ em thật đặc biệt.


Tâm tình: Noi gương Chúa Giê-su thương yêu các trẻ em, mọi người chúng ta gồm cha mẹ, thầy cô, anh chị, quyết tâm nuôi nấng, dạy dỗ, trân trọng và yêu thương con cái bằng tình thương của Chúa.  Chúng ta hết lòng chăm lo cho các em ngay khi còn là thai nhi, bảo vệ các em nhỏ dại khỏi mọi hình thức lạm dụng, xâm hại của kẻ xấu.  Che chở các em khi khôn lớn khỏi cạm bẫy ác tà của xã hội.


Lạy Chúa Giê-su,
Ngài nói : “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời thuộc về những ai giống như chúng”. (Mt 19:14)
Chúa yêu thương tất cả mọi người, nhưng Chúa yêu thương các trẻ em thật đặc biệt.
Là trẻ em, chúng chỉ muốn được Cha Mẹ và người lớn hơn dành tình cảm  quan tâm, yêu thương và ở bên cạnh mọi lúc mọi nơi. Chúng sẽ chạy ngay đến với người nào mà chúng biết họ yêu thương chúng.
Là những người trưởng thành hay những người đã lớn hơn, không còn được gọi là trẻ em nữa, thì chúng ta đang chạy theo những cám dỗ khác, hơn là chạy đến bên Chúa Giê-su, để xin Ngài đặt tay chúc lành.
Khi đứng trước những thách đố trong cuộc sống như là ở môi trường gia đình; môi trường làm việc; môi trường cộng đoàn và môi trường sống xã hội,...chúng ta đã vấp ngã và cảm nhận sự đau đớn khi phải gánh vác những thứ nặng nề trên vai (thể lý) và tổn thương trong lòng (tinh thần), chúng ta chạy đến với Chúa Giê-su, chúng ta khóc lóc như đứa trẻ xin Cha thương xót và ban phước lành cho chúng ta. Ngài luôn thương yêu chúng ta vì chúng ta là con cái của Ngài và Ngài luôn đón chào bất cứ trẻ em nào đến cùng với Ngài và ban phước lành cho chúng.
Chúng con cảm tạ Chúa Giê-su vì muôn phước lành Ngài đã thương trao ban cho mỗi người chúng con, gia đình chúng con và tất cả mọi người trên thế giới.
“Vì trước mắt Ta, ngươi thật quý giá, vốn được Ta trân trọng và mến thương, nên Ta đã thí bao người đổi lấy ngươi, nộp bao dân nước thế mạng ngươi. (Is 43:4)

Amen.

8) Way Of the Cross VIII - Kim Ngân



Nơi Thứ Tám: Ðức Chúa Giêsu đứng lại yên ủi dân cư thành Giêrusalem

Lời Chúa: (Lc 23: 27-28)
Khi ấy, đi theo Đức Giê-su có đám đông dân chúng. Có mấy bà đấm ngực xót thương Ngài. Đức Giê-su quay lại và nói rằng: “Hỡi chị em thành Giê-ru-sa-lem. Đừng khóc thương Ta làm gì, hãy khóc thương cho thân phận của mình và con cháu”.

Suy niệm : Chúa dạy chúng ta phải vượt qua những đau khổ đời thường và ăn năn thống hối.

Tâm tình : Xin Chúa Thánh Thần soi sáng để chúng ta vượt qua những trở ngại , khó khăn xảy ra với bản thân và gia đình để duy trì truyền thống đao đức của gia đình Công giáo.

Suy niệm: Chúa dạy chúng ta phải vượt qua những đau khổ đời thường và ăn năn thống hối
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh
Gia đình Thánh gia khi xưa cũng trãi qua nhiều gian nan từ khi Chúa Giêsu lọt lòng mẹ, bị ruồng bắt phải trốn sang Ai Cập và đến lúc trưởng thành, Chúa chết trên thập giá vì sự ganh ghét của quyền lực thế gian. Trong mỗi giai đoạn, các vị trong gia đình Thánh luôn gắn bó với Chúa thông qua việc chu toàn các lề luật và sống theo thánh ý Chúa, Đức Mẹ khiêm tốn đón nhận hài nhi do Chúa trao ban khi được thiên thần báo tin mang thai và thương yêu chăm sóc Chúa con hết long, Thánh Giuse vâng lời Chúa đón nhận Đức Mẹ về làm vợ, tận tụy quán xuyến lo cho gia đình và Chúa Giesu là đấng cứu thế nhưng khiêm hạ vâng lời cha mẹ ở trần gian và sau này vâng lời Chúa Cha chết trên thập giá để cứu độ thế gian. Đau khổ truân chuyên của mỗi gia đình trong mọi thời đều không nằm ngoài chương trình của Thiên Chúa. Thiên Chúa mời gọi chúng ta nhận lấy đau khổ đó như thập giá của mỗi người để kết hiệp mật thiết với Chúa trong công trình cứu độ. Chúa không để ta phải vác thập giá 1 mình nhưng Người sẽ ra tay nâng đỡ che chở khi chúng ta đón nhận và dâng hiến những đau khổ này như hy lễ tốt đẹp dâng lên, tín thác trọn vẹn vào bàn tay Người, cũng như Chúa Giesu đã vâng phục thánh ý Chúa Cha, chết trên thập giá và đã sống lại vinh quang.
Thánh vịnh 62, câu 2-3
Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, 

hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn. 

Ơn cứu độ tôi bởi Người mà đến,

duy Người là núi đá, là ơn cứu độ của tôi, 

là thành luỹ chở che : tôi chẳng hề nao núng.


Cầu nguyện:
Lạy Chúa, các gia đình hiện nay đang bị thử thách dữ dội trong lốc xoáy của chủ nghĩa vật chất và suy đồi đạo đức. Xin Chúa ban Thánh Thần soi sáng để mỗi gia đình biết đặt Thiên Chúa làm trọng tâm trong đời sống của chúng con, xin ban cho chúng con lòng tin-cậy-mến để chúng con bám vào Chúa khi gặp thử thách đau khổ.
Lạy Chúa, xin Chúa gửi Thánh Thần tình yêu đến với từng thành viên trong mỗi gia đình để mọi người khiêm tốn lắng nghe, phục vụ nhau trong tình yêu thương thay vì chỉ trích chia rẽ, để họ nhận biết mái ấm gia đình là hồng ân tốt đẹp nhất Chúa trao tặng và từ đó chúng con biết nhìn đến anh em bạn bè xung quanh, những người không may mắn đang sống cô đơn không gia đình.
Xin Chúa thương nhìn đến những gia đình đang tan nát vì nghiện ngập, nợ nần, thất nghiệp, xin ban cho họ ánh sáng hy vọng thoát ra khỏi cảnh cơ cực lầm than.
Xin Chúa nâng đỡ tinh thần các thanh niên nam nữ đang chịu án trong ngục tù, trong các trại cai nghiện nhưng bị gia đình ruồng bỏ, xin giúp họ mạnh mẽ thay đổi bản thân để hoàn lương, làm lại cuộc đời.

9) Way Of the Cross IX - Nguyễn Thị Báu



i Thứ Chín: Ðức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba

Lời Chúa: (Mt 18: 15-18)
(15) "Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã được món lợi là người anh em mình. (16) Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. (17)Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.
(18) "Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy.

Suy niệm: Thiên Chúa đã mang gánh nặng Thập Giá để chúng ta được tha thứ trước mặt Thiên Chúa Cha.

Tâm tình: Chúng ta sẵn lòng tha thứ lỗi lầm cho nhau và giúp đỡ mọi thành viên gia đình trót lầm đường lạc biết lối quay về với Chúa.

Nơi thứ chín - Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba.

Càng tiến gần đến đồi Calvario để chịu hiến tế, sức lực Chúa càng cạn kiệt dần, khiến bước chân Ngài mỗi lúc một khó khăn hơn, vì thế Chúa đã ngã xuống đất nhiều lần. Ngài ngã xuống nhưng vẫn có gượng đứng lên để hoàn tất con đường Chúa Cha dành cho mình.

Lạy Chúa, trên đường vác Thập Giá lền đồi Golgota để chịu khổ nạn và trổi dậy trong vinh quang để cứu chuộc nhân loại, Chúa đã chịu bao nổi khổ nhọc cả tinh thần và thể lý.

Xin Chúa cho chúng con đừng ngã lòng trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng con gặp phải trên bước đường dương thế này. Xin Chúa giúp chúng con cương quyết đứng lên với Chúa để tiếp tục bước đi để về với Chúa trên Thiên Đàng. Amen. 

10) Way Of the Cross X - Kim Hạnh



Nơi thứ Mười: Quân dữ lột áo Đức Chúa Giê-su.

Lời Chúa: Mt 27:27-28,35

27 Bấy giờ lính của tổng trấn đem Đức Giê-su vào trong dinh, và tập trung cả cơ đội quanh Người. 28 Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ.
 35 Đóng đinh Người vào thập giá xong, chúng đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau.

Suy niệm: Chúa Giê-su đã phải chịu sỉ nhục, bị lột trần trụi chỉ vì yêu chúng ta.

Tâm tình: Ngày nay vẫn còn đó những vết thương của sự đánh đập, hành hạ xảy ra trong gia đình vì giận dữ, ghen ghét… vì say rượu, vì nghiện chất kích thích… Những lúc như thế, chiếc áo nhân phẩm bị lột trần, mái ấm gia đình trở nên ngục tù của sự tra tấn, cùng với lối sống và cách cư xử thiếu bác ái đã gây tổn thương cho nhau. Sự xúc phạm nhân phẩm lẫn nhau trong gia đình không mang lại chiến thắng hay đạt được mục đích cho người nào nhưng đúng hơn đó chỉ là bi kịch trong đó mọi người trong cuộc đều là kẻ bại trận. Mỗi người trong gia đình chúng ta đều mang trên mình thân xác giống hình ảnh Thiên Chúa nên chúng ta phải luôn luôn tôn trọng nhân phẩm của nhau. Hãy học lấy cách yêu thương của Đức Giê-su – đó là cho đi tất cả, một tình yêu nhưng không và vô hạn - để xây dựng và làm mới lại gia đình chúng ta.

11) Way Of the Cross XI - Lũy Tố



Nơi Thứ Mười Một: Quân dữ đóng đanh Đức Chúa Giêsu.

Lời Chúa: (Mc 15: 22-25)
Họ vực Đức Giêsu lên đồi Golgotha dịch nghĩa là Đồi Sọ. Và họ trao cho Người rượu pha mộc dược, nhưng Người  không dùng. Họ đóng đinh Người, và chia áo xống của Người, rút thăm xem ai lấy gì. Đúng giờ thứ ba thì họ đã đóng đinh Đức Chúa Giêsu.

Suy niệm : 
Lạy Chúa Giêsu, vì yêu thương nhân loại, Người đã vâng lời Chúa Cha xuống trần gian gánh hết tội lỗi của nhân loai. Người chấp nhận bị vu khống , bị sỉ nhục, bị kết án và cuối cùng phải chịu đóng đinh vào Thập giá để nhân loại được tha tội trước mặt Chúa Cha. Lạy Chúa, những đau khổ mà Người đã phải chịu đựng không phải là do chúng con gây nên sao? Không phải do những sự yếu hèn của con người  chúng con mà  Người đã bị đóng đinh vào Thập giá sao? Chúng con vì tham lam và ích kỷ và đã đánh mất đi  nhân phẩm của mình khi không làm tròn bổn phận ở cương vị là người cha, người mẹ, người chị, người anh ,người em, người con,và người cháu trong gia đình. Chúng con đã sỉ nhục Chúa, chúng con đã vu khống Chúa, chúng con đã kết án Chúa và chúng con cũng đã đóng đinh Chúa vào Thập giá bởi những suy nghĩ  hẹp hòi, bởi những lời nói vô tâm, bởi những việc làm thô bạo và vô trách nhiệm đối với những người thân trong gia đình; khiến họ  bị oan ức, cảm thấy nhục nhã, bị mất danh dự và nhiều khi không muốn sống nữa. Lạy Chúa Giêsu, chúng con tội lỗi biết nhường nào, nhưng  Người lại không chấp nhất mà lại trao biết bao là yêu thương. Người đã chấp nhận hy sinh và chịu đóng đinh vào Thập Giá để chúng con được tha tội. Trên Thập Giá, Chúa đã cầu xin cùng Chúa Cha: ” Lạy Cha, xin tha tội cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”, để chúng  con được trở nên sạch trong.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy thêm sức mạnh cho chúng con để chúng con có thể vượt qua được những yếu đuối của con người , xin giúp chúng con quyết  tâm cẩn thận trong lời nói, suy nghĩ và hành động của mình để tránh gây ra những đau khổ , chia rẽ và mất mát trong gia đình. Xin hãy ban cho chúng con lòng can đảm và nghị lực để có thể nhận lấy Thập Giá hy sinh, chịu đựng giống như Chúa để có thể đem lại sự bình an cho mọi người trong gia đình. Amen.

12) Way Of the Cross XII - Vĩnh Lộc



Nơi Thứ Mười Hai: Ðức Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng  trên Thánh Giá.

Lời Chúa: (Lc 23:44-46)
Khi đã đến lối giờ thứ sáu, thì xảy ra có tối tăm trên toàn cõi đất, cho đến giờ thứ chín, 45 trong khi mặt trời khuất bóng. Màn Ðền thờ bị xé ngay chính giữa. 46Kêu lớn tiếng, Ðức Yêsu nói: "Lạy Cha, Con ký thác hồn con trong tay Cha". Nói đoạn, Ngài tắt thở.

Suy niệm: Chúa Giêsu đã vâng lời và phó thác mọi sự cho Đức Chúa Cha để hoàn thành sứ vụ được giao.

Tâm tình: Chúng ta học hỏi gương Chúa Giê-su phó thác mọi sự cho Chúa, đừng toan tính hơn thiệt của cải trần gian gây nên chia rẽ, gia đình ly tán.

Suy niệm:
Lạy Chúa, cuộc đời chúng con luôn bị tội lỗi đàn áp đè nặng lên những đôi vai bé nhỏ của chúng con, đến nỗi chúng con không còn có thể kêu than đến Chúa. Chúng con bị lầm lạc vì những cám dỗ tiền bạc, xác thịt mà đánh đổi phẩm giá của mình mà Chúa đã trao ban, để từ đó bị hư mất. 
Lạy Chúa không có Chúa chúng con không thể tìm thấy sự sống, là niềm vui thực nhất. Có Chúa, mọi đau khổ trên thế gian này chỉ là cơn gió dẫn đưa chúng con đến với Ngài. Chúng con xin phó thác mọi sự trong tay Ngài, xin Ngài ban sức mạnh để chúng con luôn hướng về Ngài. Xin Chúa nhậm lời con.

13) Way Of the Cross XIII - Anh Tuấn



Nơi Thứ Mười Ba: Tháo đanh Ðức Chúa Giêsu xuống mà trao vào tay Ðức Mẹ.

Lời Chúa: ( Mt 27: 55-58)

Ở đó, cũng có nhiều người phụ nữ nhìn xem từ đàng xa. Các bà này đã theo Ðức Giêsu từ Galilê để giúp đỡ Người. (56) trong số đó, có bà Maria Mácđala, bà Maria mẹ các ông Giacôbê và Giôxép, và bà mẹ các con ông Dêbêđê. (57) Chiều đến, có một người giàu sang tới. Ông này là người thành Arimathê, tên là Giôxép, và cũng là môn đệ Ðức Giêsu. (58) Ông đến gặp ông Philatô để xin thi hài Ðức Giêsu. Bấy giờ tổng trấn Philatô ra lệnh trao trả thi hài cho ông.

Suy niệm: Mẹ Maria luôn ở bên Chúa Giêsu trong mọi bước đi của Người trong cuộc khổ nạn.

Tâm tình: Chúng ta có sẵn sàng hy sinh quyền lợi của mình để luôn ở bên cạnh những người thân khi họ gặp bất công, đau khổ, bịnh tật, cô đơn và bị oan ức không?

14) Way Of the Cross XIV - Hoàng Kim



Nơi thứ mười bốn: Táng xác Đức Chúa Giê-su trong ngôi mồ bằng đá.

Lời Chúa: (Lc 23: 50-53)
Và này một người tên là Yuse, làm nghị viên và là một người từ tâm và ngay lành, 51 không hề tham dự vào ý định cùng hành vi của các người khác; ông quê tại Arimathia, một thành của người Do Thái; ông hằng ngóng đợi Nước Thiên Chúa; 52 ông đã đi gặp Philatô và xin cho được xác Đức Yesu. 53 Hạ xác Ngài xuống, ông quấn vào khăn liệm, rồi đặt Ngài vào ngôi mộ khoét trong đá, chưa có người nào được đặt vào.

Suy niệm: CON NGƯỜI CÓ PHẨM GIÁ BẤT KHẢ XÂM PHẠM

(Trích chương III – Nhân vị và nhân quyền – Giáo huấn Xã Hội Công Giáo)

Con người có phẩm giá bất khả xâm phạm vì con người được Thiên Chúa tạo ra như “Hình ảnh Thiên Chúa” (IMAGO DEI) có trí tuệ, ý chí (tình yêu), lương tâm và tự do. Thiên Chúa đặt con người vào trung tâm và chóp đỉnh của trật tự sáng tạo (x. GHXHCG c.108). Con người (theo tiếng Hipri là “adam”) được tạo dựng từ đất (adamad) và Thiên Chúa thổi hơi sự sống vào mũi Adam (x. St 2,7). Bởi đó, con người có phẩm giá của một ngôi vị. Người già và người trẻ, người nam và người nữ, người giàu và người nghèo, người khỏe và người bệnh, người khôn và người khờ, người Bắc và người Nam, tất cả đều có cùng phẩm chất như nhau và bình đẳng về giá trị (x. GHXHCG c.110), đều là “Hình ảnh Thiên Chúa”.

Con người có phẩm giá cao quý hơn vũ trụ vạn vật - “Nhân ư vạn vật chi linh”. Con người hơn vạn vật ở chỗ linh thiêng, có tâm hồn. Và tâm hồn đó luôn khắc khoải tìm kiếm Thiên Chúa vì con người được tạo dựng để liên hệ với Thiên Chúa và hướng về Ngài một cách tự nhiên.

Nhưng khi tội lỗi tràn vào thế gian, đó là hành vi chống lại tình yêu của Thiên Chúa, gây tổn thương nặng nề trên bản tính con người, làm mất đi ơn thánh thiện và ơn công chính nguyên thủy, làm hình ảnh Thiên Chúa nơi con người trở nên dị dạng; trí tuệ trở nên u tối, ý chí suy nhược (tình yêu bị lạm dụng), lương tâm vô cảm, chai đá, tự do không tuân theo quy luật luân lý.

Ý thức được phẩm giá con người và hậu quả của tội lỗi, chúng ta cương quyết từ bỏ các tật xấu các hành vi làm mất phẩm giá của mình và ảnh hưởng nguy hại các thành viên trong gia đình, nhất là con em còn nhỏ tuổi.

Trong tâm tình Mùa Chay Thánh, chúng ta cầu xin Cha Nhân Lành cho mọi người được sống đúng phẩm giá của mình, phẩm giá của một nhân vị. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những anh chị em đang đấu tranh hàng ngày, hàng giờ để đòi lại phẩm giá con người cho đồng bào, cho dân tộc. Cũng từ tâm tình đó, trong tháng tư này, chúng ta nhớ lại một năm kể từ ngày xảy ra thảm họa Formosa làm hủy hoại nghiêm trọng môi trường biển nói chung và đặc biệt là bốn tỉnh của Việt Nam nói riêng, xin Chúa Ki-tô Phục Sinh thương giữ gìn dân tộc chúng ta, xin Người ban ơn khôn ngoan, ơn kiên trì và thêm sức mạnh để chúng ta luôn vững bước đi trên con đường đấu tranh vì công lý và hòa bình, nhằm làm cho “Danh Cha cả sáng, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”
Những ai cùng chết với Chúa Ki-tô, cùng chịu mai táng với Ngài thì sẽ được sống lại với Ngài trong vinh quang. Amen.

Way Of the Cross Closing - Fr. Francis Nguyen, O.P.


  • Taize' Prayer




  • Lời Cảm Ơn Cha quản lý Toma Aquino Đỗ Minh Quân



  • Chụp Hình Lưu Niệm cùng với Cha quản lý Toma Aquino Đỗ Minh Quân




The Holy Spirit Choir